Giải mã năng lực tác chiến chống ngầm của Nhật Bản

Google News

(Kiến Thức) - Hiện nay, Nhật Bản đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với nhiều quốc gia, do đó lực lượng hải quân, đặc biệt là lực lượng tác chiến chống ngầm được quốc gia này ưu tiên phát triển.

Ai là đối tượng tác chiến chính?
Giới chức lãnh đạo quân sự Nhật Bản cho rằng, lực lượng phòng vệ biển của nước này cần đặc biệt chú ý tới hoạt động tác chiến trên biển của Hải quân Trung Quốc, trong đó đối tượng ưu tiên theo dõi là lực lượng tàu ngầm của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn đang rất quan tâm tới chiến lược chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực (A2/AD) của Trung Quốc phát động trong những năm trở lại gần đây.
Giai ma nang luc tac chien chong ngam cua Nhat Ban
 Biên đội tàu chiến của Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia
Chiến lược này của Hải quân Trung Quốc là nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tiến vào chuỗi đảo thứ nhất, qua đó bảo đảm quyền kiểm soát vùng biển trong chuỗi đảo thứ nhất, đặc biệt là chủ quyền lãnh hải trong các vùng biển mà nước này tuyên bố.
Theo đó mục tiêu của A2/AD còn nhằm đánh bại lực lượng đối phương tấn công vào vùng biển nằm giữa chuỗi đảo thứ hai với chuỗi đảo thứ nhất. 
Năng lực chống ngầm số 1 châu Á
Theo thống kê của Viện nghiên cứu chiến lược IISS, lực lượng tàu ngầm và chống ngầm của Nhật Bản hiện nay chủ yếu gồm: Tàu ngầm thông thường (SS) hiện có 8 chiếc lớp Sōuryū và 11 chiếc lớp Oyashio. Ngoài ra còn 2 chiếc tàu ngầm thông thường khác chuyên dụng để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, lực lượng tàu ngầm thông thường của Nhật Bản sẽ tăng lên thành 23 chiếc. Trong khi đó, lực lượng tác chiến chống ngầm của Nhật Bản chủ yếu gồm 85 trực thăng chống ngầm SH-60J/K; 75 máy bay trinh sát chống ngầm P-3C và P-1. 
Ở thời điểm hiện tại có thể số tàu ngầm của Nhật Bản thua xa Trung Quốc, nhưng họ lại tự xây dựng cho mình lực lượng săn ngầm từ trên không khá hùng hậu trong đó nòng cốt là các mẫu trực thăng chống ngầm SH-60J/K được trang bị kèm các tàu khu trục hạm của Tokyo. Còn các phi đội P-3C và P-1 lại hoạt động độc lập và có năng lực tác chiến xa bờ.
Giai ma nang luc tac chien chong ngam cua Nhat Ban-Hinh-2
Tàu sân bay chở trực thăng của Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia 
Cách người Nhật săn tàu ngầm Trung Quốc
Các chuyên gia quân sự đánh giá, lực lượng chống ngầm của Nhật Bản là một trong những lực lượng có năng lực thuộc top đầu ở châu Á. Ngoài ra, khi thực hiện tác chiến chống ngầm, Nhật Bản còn có thể huy động sự hỗ trợ từ các tàu mặt nước thậm chí là cả tàu sân bay chở trực thăng lớp Izumo.
Theo đó, khi thực hiện tác chiến chống ngầm, việc tìm kiếm tàu ngầm sẽ do các máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định như P-3C và P-1 cũng như các máy bay trực thăng chống ngầm SH-60J và SH-60K đảm nhận nhờ vào các sonar chủ động và sonar thụ động kiểu mảng kéo để tìm kiếm mục tiêu.
Ngoài ra, hiện nay, Phòng vệ Biển Nhật Bản còn đang tích cực nhập khẩu từ Mỹ hệ thống sonar dò tìm kiểu mảng kéo đa năng (MFTA) kết hợp với sonar trên vỏ tàu chiến mặt nước tạo thành phương thức chống ngầm kép qua đó nâng cao đáng kể năng lực chống ngầm cho tàu chiến đấu mặt nước Nhật Bản.
Giai ma nang luc tac chien chong ngam cua Nhat Ban-Hinh-3
Máy bay chống ngầm P-3C của Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia 
Sau khi phát hiện được tàu ngầm đối phương, các thiết bị trinh sát sẽ báo cáo dữ liệu về sở chỉ huy để chờ lệnh phóng tên lửa. Quy trình này được khép kín và tự động hoàn toàn nhờ hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh link16. Sau đó, quyết định phóng tên lửa chống ngầm sẽ được người chỉ huy ra lệnh trực tiếp cho các đơn nguyên tác chiến phụ trách theo khu vực đảm nhiệm.

Mời độc giả xem video: Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phô diễn sức mạnh trên biển. (nguồn RT)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)