Trực thăng săn ngầm Việt Nam, thế giới thường mang theo gì?

Google News

(Kiến Thức) - Trực thăng chống ngầm đang trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trong hải quân các nước, trong đó có cả Việt Nam, khi đây là giải pháp vô hiệu hóa lực lượng tàu ngầm đối phương một cách đơn giản với chi phí thấp nhất.

Sự ra đời của máy bay trực thăng chống ngầm bắt đầu từ nhu cầu trang bị tàu ngầm hiện đại của các nước. Do các loại tàu ngầm hiện nay được trang bị nhiều công nghệ mới như: khả năng tàng hình cao, vũ khí tác chiến hiện đại, động cơ công suất lớn, tiếng ồn giảm... nên càng đòi hỏi các loại vũ khí chống ngầm phải có độ nhạy cao với năng lực chống ngầm lớn. Trên các máy bay trực thăng chống ngầm hiện đại ngày nay được trang bị nhiều thiết bị cảm biến để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm như: định vị thủy âm treo (sonar), phao âm thanh sonar và ngư lôi hạng nhẹ.
Định vị thủy âm treo
Sonar treo là thiết bị thăm dò chủ yếu nhất của trực thăng chống ngầm. Công nghệ hiện có có thể khiến sonar hoạt động ở một tần số thấp, giúp cự ly phát hiện cao gấp 3 - 5 lần so với sonar tần số trung bình. Trong đó, điển hình là hệ thống FLASH-S dạng gập sử dụng trên máy bay trực thăng chống ngầm của hãng Thales/Pháp.
Hệ thống FLASH-S hoạt động trong tần số thấp từ 3 - 5kHz, sử dụng ở độ sâu tối đa 750m. Hệ thống có thể kiểm soát và thăm dò âm thanh biển sâu, đồng thời do trang bị máy tời thủy lực tốc độ cao nhỏ gọn, tốc độ thu phóng tương đối nhanh, đạt 8,5 m/s. 
Truc thang san ngam Viet Nam, the gioi thuong mang theo gi?
 NHIndustries NH90 NFH một trong những dòng trực thăng chống ngầm hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Sau khi phóng đến độ sâu chỉ định, hệ thống sẽ triển khai bộ dò tìm kiểu gấp, đường kính khi duỗi hết ra là 1,4m. Khi tìm kiếm mục tiêu sử dụng tần số 20kHz, khi tiến hành nhận biết mục tiêu sử dụng tần số UHF rất cao, độ chính xác khi đo cự ly nhỏ hơn 0,5m. Ở cự ly 500m, FLASH-S có thể hiển thị hình ảnh âm bản của mục tiêu, từ đó xác định tốt hơn tọa độ tàu ngầm đối phương. Hiện nay, hệ thống này đã được trang bị trên nhiều loại máy bay chống ngầm như NH-90 của Hải quân Pháp, Na Uy; AW-101 của Hải quân Anh và AS-332B của Không quân Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Một loại sonar treo tần số thấp khác đang được sử dụng rộng rãi nữa đó là sôna chủ động tầm xa HELRAS DS-100. Tần số hoạt động của nó chỉ hơn 1,38kHz, với băng thông 300Hz và độ sâu làm việc 500m. HELRAS DS-100 nặng 325kg, gồm 7 đơn nguyên phóng. HELRAS ban đầu được trang bị trên máy bay trực thăng AW-101/Italia, sau đó nó còn được trang bị cho NH-90/Hà Lan; S-70B Seahawk/Brazil, Hy Lạp, Xingapo, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ; CH-148/Canada.
Truc thang san ngam Viet Nam, the gioi thuong mang theo gi?-Hinh-2
Tác chiến chống ngầm. Ảnh: Wikipedia 
Loại phao âm thanh dùng để thăm dò âm thanh phát ra của tàu ngầm, có hai loại gồm: phao âm thanh sonar kiểu chủ động và phao âm thanh sonar thụ động. Phương pháp rải thả bao gồm khí động học hoặc trọng lực, được trang bị các bộ phóng rải khác nhau. Đối với một số loại trực thăng (ví dụ như AW-101 và NH-90) phao âm thanh có thể được lắp ráp lại trong cabin máy bay trong quá trình bay.
Trong khi ở một số phương tiện khác (như MH-60R và họ máy bay trực thăng S-70) việc lắp đặt phải do nhân viên bảo đảm thực hiện trên mặt đất hoặc trên tàu trước khi máy bay cất cánh. Hiện nay, các loại phao âm thanh sôna thường được sử dụng nhiều nhất gồm: SSQ-926, SSQ-955 và SSQ-981, SSQ-125 (LFCS), SSQ-53FDIFAR, SSQ-77CVLAD và SSQ-101ADAR.
Ngư lôi hạng nhẹ
Để tiêu diệt tàu ngầm, máy bay trực thăng chống ngầm có thể mang ngư lôi hạng nhẹ hoặc bom tác chiến khu vực nước sâu, số lượng vũ khí thường là hai quả, nhưng đối với loại máy bay có trọng tải lớn như chiếc Merlin HM.2 có thể mang đến bốn quả ngư lôi. 
Truc thang san ngam Viet Nam, the gioi thuong mang theo gi?-Hinh-3
 Trực thăng Z-9C của Trung Quốc phóng ngư lôi chống ngầm trong một cuộc tập trận. Nguồn ảnh: Wikipedia 
Trong đó, ngư lôi hạng nhẹ A-244/S và Mk46 đang được Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây sử dụng. Hai loại ngư lôi này sử dụng phương thức phóng và quên kết hợp với hệ thống dẫn đường thủy âm cho có năng lực sát thương và độ chính xác tiêu diệt mục tiêu rất cao. Bên cạnh đó, một số ngư lôi hạng nhẹ tiên tiến khác, chẳng hạn như MU90, có tính năng và năng lực sát thương lớn thường được sử dụng ở vùng biển nông. Ngư lôi Mk54 MAKO trang bị cho Mỹ và Hải quân Ôxtrâylia là loại ngư lôi hạng nhẹ động cơ nhiệt duy nhất có khả năng đeo bám mục tiêu từ khoảng cách xa. 

Mời độc giả xem video: Trực thăng chống ngầm MH-60R của Hải quân Mỹ. (nguồn Annalisa Dania)

Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)