Theo Sputnik đưa tin, hôm 6/3 vừa qua nhóm tìm kiếm Paul Allen đã tìm thấy một phần còn lại của tàu sân bay Mỹ USS Lexington (CV-2) ở độ sâu khoảng 3 km ở biển San hô, cách bờ biển phía Đông nước Australia khoảng 800 km. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Được biết, con tàu bị chìm trong trận chiến ở biển San hô – diễn ra từ ngày 4 đến ngày 8-5-1942 giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương trong CTTG 2. Hơn 200 thủy thủ đoàn của USS Lexington đã thiệt mạng trong trận chiến này. Hình ảnh robot thăm dò của tàu RV Petrel tiếp cận tàu USS Lexington, ta có thể dễ dàng nhận ra tên của con tàu này trên bảng kim loại. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Ngay sau phát hiện của Paul Allen, Hải quân Mỹ cũng lên tiếng xác nhận vị trí tàu USS Lexington được tìm thấy. Một chiếc tiêm kích trên hạm Grumman F4F Wildcat nằm gần vị trí phát hiện ra tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Một phần thân của tàu sân bay USS Lexington nằm lại dưới đáy biển ngoài khơi Australia sau hơn 70 năm. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Tháp pháo phòng không 1.1"/75 (28mm) trên USS Lexington, một phần thân con tàu vẫn còn khá nguyên vẹn sau hơn 70 năm dưới đáy biển. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Gần đó là một tổ pháo phòng không khác 5"/25 (127mm) ở một bên mạn tàu USS Lexington. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Cận cảnh một chiếc F4F Wildcat thuộc biên chế USS Lexington, lớp sơn trên thân máy bay còn khá nguyên vẹn thậm chí ta còn thấy được số lần nó bắn hạ máy bay Nhật được sơn trên thân. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Xác của những chiếc tiêm kích hạm Douglas TBD Devastator cũng thuộc biên chế USS Lexington được phát hiện gần nơi tàu sân bay này chìm. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Hầu hết số chiến đấu cơ có mặt trên USS Lexington khi nó gặp nạn đều nằm rải rác xung quanh nơi con tàu này chìm. Được biết, USS Lexington có thể mang theo tối đa tới 78 máy bay chiến đấu các loại chủ yếu là F4F Wildcat và TBD-1. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Sau các đợt tấn công của Hải quân Nhật Bản trong Trận chiến biển San Hô khiến tàu USS Lexington hư hại nghiêm trọng, chiều ngày 8/5/1942 thủy thủ của tàu sân bay này được lệnh bỏ tàu. Sau khi 2.770 thủy thủ, sĩ quan trên USS Lexington được sơ tán, thì một tàu khu trục khác của Hải quân Mỹ ở gần đó là USS Phelps (DD-360) đã được lệnh đánh chìm USS Lexington vào lúc 19h15 cùng ngày. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.Hình ảnh của USS Lexington khi nó còn hoạt động, ảnh được chụp vào tháng 10/1941. Tàu sân bay lớp Lexington này có lượng giãn nước tối đa lên đến hơn 47.000 tấn, có chiều dài cơ sở 270m, bề ngang 32.8m và có mớn nước 9.9m. Nguồn ảnh: Naval History.Tốc độ di chuyển tối đa trên biển của USS Lexington vào khoảng hơn 60km/h tương đương hơn 33 hải lý/giờ, tầm hoạt động của nó lên đến 19.000km và có thể mang theo thủy thủ đoàn gần 2.800 người. Nguồn ảnh: Naval History.Khi chính thức tham chiến tại Mặt trận Thái Bình Dương, USS Lexington được trang bị ba mẫu chiến đấu cơ chính gồm 21 chiếc Brewster F2A Buffalo, 32 máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless và 15 chiếc máy bay ném ngư lôi TBD-1. Nguồn ảnh: Naval History.Nhưng càng về sau cuộc chiến khi các chiến đấu cơ Nhật Bản tỏ ra chiếm ưu thế trên không hơn những chiếc F2A Buffalo, Hải quân Mỹ mới bắt đầu trang bị thêm cho USS Lexington 15 chiếc F4F Wildcat. Dù vậy số máy bay trên cũng không thể giúp tàu sân bay này thoát khỏi các đòn tấn công cảm tử của phi công Nhật. Nguồn ảnh: Naval History.Hình ảnh USS Lexington bốc cháy sau các đợt không kích của Hải quân Nhật trong Trận chiến biển San Hô ngày 8/5/1942, và giờ sau đó thủy thủ của USS Lexington mới nhận được lệnh bỏ tàu. Nguồn ảnh: Naval History.Mời độc giả xem video: Bên trrong tàu sân bay USS Lexington sau khi được tìm thấy hôm 6/3 bởi tàu tìm kiếm RV Petrel. (Nguồn Stars and Stripes)
Theo Sputnik đưa tin, hôm 6/3 vừa qua nhóm tìm kiếm Paul Allen đã tìm thấy một phần còn lại của tàu sân bay Mỹ USS Lexington (CV-2) ở độ sâu khoảng 3 km ở biển San hô, cách bờ biển phía Đông nước Australia khoảng 800 km. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Được biết, con tàu bị chìm trong trận chiến ở biển San hô – diễn ra từ ngày 4 đến ngày 8-5-1942 giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản trên Mặt trận Thái Bình Dương trong CTTG 2. Hơn 200 thủy thủ đoàn của USS Lexington đã thiệt mạng trong trận chiến này. Hình ảnh robot thăm dò của tàu RV Petrel tiếp cận tàu USS Lexington, ta có thể dễ dàng nhận ra tên của con tàu này trên bảng kim loại. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Ngay sau phát hiện của Paul Allen, Hải quân Mỹ cũng lên tiếng xác nhận vị trí tàu USS Lexington được tìm thấy. Một chiếc tiêm kích trên hạm Grumman F4F Wildcat nằm gần vị trí phát hiện ra tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Một phần thân của tàu sân bay USS Lexington nằm lại dưới đáy biển ngoài khơi Australia sau hơn 70 năm. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Tháp pháo phòng không 1.1"/75 (28mm) trên USS Lexington, một phần thân con tàu vẫn còn khá nguyên vẹn sau hơn 70 năm dưới đáy biển. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Gần đó là một tổ pháo phòng không khác 5"/25 (127mm) ở một bên mạn tàu USS Lexington. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Cận cảnh một chiếc F4F Wildcat thuộc biên chế USS Lexington, lớp sơn trên thân máy bay còn khá nguyên vẹn thậm chí ta còn thấy được số lần nó bắn hạ máy bay Nhật được sơn trên thân. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Xác của những chiếc tiêm kích hạm Douglas TBD Devastator cũng thuộc biên chế USS Lexington được phát hiện gần nơi tàu sân bay này chìm. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Hầu hết số chiến đấu cơ có mặt trên USS Lexington khi nó gặp nạn đều nằm rải rác xung quanh nơi con tàu này chìm. Được biết, USS Lexington có thể mang theo tối đa tới 78 máy bay chiến đấu các loại chủ yếu là F4F Wildcat và TBD-1. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Sau các đợt tấn công của Hải quân Nhật Bản trong Trận chiến biển San Hô khiến tàu USS Lexington hư hại nghiêm trọng, chiều ngày 8/5/1942 thủy thủ của tàu sân bay này được lệnh bỏ tàu. Sau khi 2.770 thủy thủ, sĩ quan trên USS Lexington được sơ tán, thì một tàu khu trục khác của Hải quân Mỹ ở gần đó là USS Phelps (DD-360) đã được lệnh đánh chìm USS Lexington vào lúc 19h15 cùng ngày. Nguồn ảnh: Stars and Stripes.
Hình ảnh của USS Lexington khi nó còn hoạt động, ảnh được chụp vào tháng 10/1941. Tàu sân bay lớp Lexington này có lượng giãn nước tối đa lên đến hơn 47.000 tấn, có chiều dài cơ sở 270m, bề ngang 32.8m và có mớn nước 9.9m. Nguồn ảnh: Naval History.
Tốc độ di chuyển tối đa trên biển của USS Lexington vào khoảng hơn 60km/h tương đương hơn 33 hải lý/giờ, tầm hoạt động của nó lên đến 19.000km và có thể mang theo thủy thủ đoàn gần 2.800 người. Nguồn ảnh: Naval History.
Khi chính thức tham chiến tại Mặt trận Thái Bình Dương, USS Lexington được trang bị ba mẫu chiến đấu cơ chính gồm 21 chiếc Brewster F2A Buffalo, 32 máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless và 15 chiếc máy bay ném ngư lôi TBD-1. Nguồn ảnh: Naval History.
Nhưng càng về sau cuộc chiến khi các chiến đấu cơ Nhật Bản tỏ ra chiếm ưu thế trên không hơn những chiếc F2A Buffalo, Hải quân Mỹ mới bắt đầu trang bị thêm cho USS Lexington 15 chiếc F4F Wildcat. Dù vậy số máy bay trên cũng không thể giúp tàu sân bay này thoát khỏi các đòn tấn công cảm tử của phi công Nhật. Nguồn ảnh: Naval History.
Hình ảnh USS Lexington bốc cháy sau các đợt không kích của Hải quân Nhật trong Trận chiến biển San Hô ngày 8/5/1942, và giờ sau đó thủy thủ của USS Lexington mới nhận được lệnh bỏ tàu. Nguồn ảnh: Naval History.
Mời độc giả xem video: Bên trrong tàu sân bay USS Lexington sau khi được tìm thấy hôm 6/3 bởi tàu tìm kiếm RV Petrel. (Nguồn Stars and Stripes)