Mặc dù cả F-35 và J-35 đều có nhiều điểm tương đồng về thiết kế và mục tiêu hoạt động, nhưng chúng lại khác biệt đáng kể về khả năng, bao gồm vũ khí, hệ thống phòng thủ, công nghệ radar và động cơ. Sự khác biệt này làm nổi bật các ưu tiên chiến lược độc đáo giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Army Recognition.Ra mắt tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2024, J-35A đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của Trung Quốc. Được chế tạo bởi Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, đây là phiên bản cải tiến của máy bay FC-31. Ảnh: Army Recognition.J-35 được thiết kế cho nhiệm vụ trên bộ và hoạt động trên cả tàu sân bay, nó phản ánh tham vọng của Trung Quốc trong việc tăng cường khả năng tàng hình trên nhiều khu vực. Công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến và tính năng tàng hình, giúp nó trở thành tài sản chiến lược cho Không quân và Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asia.Trong khi đó, Mỹ tiếp tục sử dụng F-35 Lightning II, do Lockheed Martin sản xuất, làm xương sống cho phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của mình. F-35 đã chứng minh được sức mạnh của mình trong các cuộc mô phỏng và các cuộc giao tranh tác chiến, tạo dựng được danh tiếng nhờ các cảm biến tiên tiến, khả năng tàng hình và tính linh hoạt trong nhiều nhiệm vụ. Ảnh: Wikipedia.Mặc dù có những điểm tương đồng về mặt ngoại hình, nhưng J-35A và F-35 lại khác nhau ở những điểm quan trọng. Cả hai máy bay đều ưu tiên khả năng tàng hình, hấp thụ radar và được thiết kế cực kỳ đẹp mắt. Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-35 vượt trội hơn nhờ vật liệu và lớp phủ tiên tiến, mang lại lợi thế hơn so với J-35A. Ảnh: The War Zone.Khả năng tàng hình của J-35 và F-35 là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong thiết kế của chúng. F-35 là tiêu chuẩn vàng trong công nghệ tàng hình, sử dụng vật liệu hấp thụ radar tiên tiến, lớp phủ phức tạp và các đường khí động học liền mạch để đạt được tiết diện hấp thụ radar cực kỳ thấp.J-35 cũng kết hợp các đường nét mượt mà, khoang vũ khí bên trong và vật liệu hấp thụ radar để giảm thiểu tiết diện hấp thụ radar, tuy nhiên hiệu suất tàng hình tổng thể của nó vẫn chỉ là suy đoán do chưa được chứng minh thực tế, nhưng vẫn được đánh giá là tương đương với khả năng tàng hình của F-35.Khi nói đến hiệu suất, cả hai máy bay đều có khả năng cao nhưng lại có sự khác biệt về thông số kỹ thuật. J-35A dự kiến có tốc độ tối đa là Mach 2.0, nhanh hơn Mach 1.6 của F-35. Tốc độ cao mang lại cho J-35A lợi thế trong một số tình huống chiến đấu, đặc biệt là trong việc đánh chặn mục tiêu ở vận tốc cao.Tuy nhiên, F-35 lại vượt trội ở lĩnh vực khác, chẳng hạn như phạm vi chiến đấu và tính linh hoạt. Với phạm vi hoạt động khoảng 2.220 km so với 1.200 km của J-35A, F-35 phù hợp hơn cho các hoạt động tầm xa và nhiệm vụ tấn công sâu. Cả hai máy bay đều có thể được tiếp nhiên liệu trên không, để có thể mở rộng phạm vi hoạt động xa hơn nữa.Về mặt vũ khí, cả hai máy bay đều được thiết kế để mang theo nhiều loại đạn dược bao gồm: tên lửa không đối không, bom dẫn đường chính xác và tên lửa chống hạm. J-35A có thể mang tới 8.000 kg vũ khí, trong khi F-35 có thể mang khoảng 8.160 kg.Cả J-35A và F-35 đều được trang bị các cảm biến và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến. J-35A sử dụng radar AESA do Trung Quốc sản xuất, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại cùng thiết bị tác chiến điện tử để cung cấp nhận thức toàn diện.Trong khi đó, F-35 tự hào có radar AESA AN/APG-81, hệ thống cảm biến mới AN/AAQ-37 và hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239. Các hệ thống này cung cấp cho F-35 khả năng hợp nhất cảm biến, cho phép nó theo dõi mục tiêu trên không, mục tiêu mặt đất và các mối đe dọa khác trong môi trường phức tạp.J-35A và F-35 đại diện cho hai triết lý riêng biệt trong chiến tranh trên không. F-35 nhấn mạnh vào khả năng tàng hình, tầm bay và tích hợp công nghệ, trong khi J-35A tập trung vào tốc độ cao hơn, khả năng tải trọng đáng kể và giảm chi phí sản xuất.J-35A đại diện cho một bước đột phá về công nghệ đối với Trung Quốc, tuy nhiên hiệu quả chiến đấu của nó vẫn chưa được kiểm chứng. Trong khi đó, F-35, mặc dù có những hạn chế, nhưng đã khẳng định được vị thế là một tài sản quan trọng của không quân hiện đại.
Mặc dù cả F-35 và J-35 đều có nhiều điểm tương đồng về thiết kế và mục tiêu hoạt động, nhưng chúng lại khác biệt đáng kể về khả năng, bao gồm vũ khí, hệ thống phòng thủ, công nghệ radar và động cơ. Sự khác biệt này làm nổi bật các ưu tiên chiến lược độc đáo giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Army Recognition.
Ra mắt tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2024, J-35A đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của Trung Quốc. Được chế tạo bởi Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, đây là phiên bản cải tiến của máy bay FC-31. Ảnh: Army Recognition.
J-35 được thiết kế cho nhiệm vụ trên bộ và hoạt động trên cả tàu sân bay, nó phản ánh tham vọng của Trung Quốc trong việc tăng cường khả năng tàng hình trên nhiều khu vực. Công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến và tính năng tàng hình, giúp nó trở thành tài sản chiến lược cho Không quân và Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asia.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục sử dụng F-35 Lightning II, do Lockheed Martin sản xuất, làm xương sống cho phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của mình. F-35 đã chứng minh được sức mạnh của mình trong các cuộc mô phỏng và các cuộc giao tranh tác chiến, tạo dựng được danh tiếng nhờ các cảm biến tiên tiến, khả năng tàng hình và tính linh hoạt trong nhiều nhiệm vụ. Ảnh: Wikipedia.
Mặc dù có những điểm tương đồng về mặt ngoại hình, nhưng J-35A và F-35 lại khác nhau ở những điểm quan trọng. Cả hai máy bay đều ưu tiên khả năng tàng hình, hấp thụ radar và được thiết kế cực kỳ đẹp mắt. Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-35 vượt trội hơn nhờ vật liệu và lớp phủ tiên tiến, mang lại lợi thế hơn so với J-35A. Ảnh: The War Zone.
Khả năng tàng hình của J-35 và F-35 là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong thiết kế của chúng. F-35 là tiêu chuẩn vàng trong công nghệ tàng hình, sử dụng vật liệu hấp thụ radar tiên tiến, lớp phủ phức tạp và các đường khí động học liền mạch để đạt được tiết diện hấp thụ radar cực kỳ thấp.
J-35 cũng kết hợp các đường nét mượt mà, khoang vũ khí bên trong và vật liệu hấp thụ radar để giảm thiểu tiết diện hấp thụ radar, tuy nhiên hiệu suất tàng hình tổng thể của nó vẫn chỉ là suy đoán do chưa được chứng minh thực tế, nhưng vẫn được đánh giá là tương đương với khả năng tàng hình của F-35.
Khi nói đến hiệu suất, cả hai máy bay đều có khả năng cao nhưng lại có sự khác biệt về thông số kỹ thuật. J-35A dự kiến có tốc độ tối đa là Mach 2.0, nhanh hơn Mach 1.6 của F-35. Tốc độ cao mang lại cho J-35A lợi thế trong một số tình huống chiến đấu, đặc biệt là trong việc đánh chặn mục tiêu ở vận tốc cao.
Tuy nhiên, F-35 lại vượt trội ở lĩnh vực khác, chẳng hạn như phạm vi chiến đấu và tính linh hoạt. Với phạm vi hoạt động khoảng 2.220 km so với 1.200 km của J-35A, F-35 phù hợp hơn cho các hoạt động tầm xa và nhiệm vụ tấn công sâu. Cả hai máy bay đều có thể được tiếp nhiên liệu trên không, để có thể mở rộng phạm vi hoạt động xa hơn nữa.
Về mặt vũ khí, cả hai máy bay đều được thiết kế để mang theo nhiều loại đạn dược bao gồm: tên lửa không đối không, bom dẫn đường chính xác và tên lửa chống hạm. J-35A có thể mang tới 8.000 kg vũ khí, trong khi F-35 có thể mang khoảng 8.160 kg.
Cả J-35A và F-35 đều được trang bị các cảm biến và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến. J-35A sử dụng radar AESA do Trung Quốc sản xuất, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại cùng thiết bị tác chiến điện tử để cung cấp nhận thức toàn diện.
Trong khi đó, F-35 tự hào có radar AESA AN/APG-81, hệ thống cảm biến mới AN/AAQ-37 và hệ thống tác chiến điện tử AN/ASQ-239. Các hệ thống này cung cấp cho F-35 khả năng hợp nhất cảm biến, cho phép nó theo dõi mục tiêu trên không, mục tiêu mặt đất và các mối đe dọa khác trong môi trường phức tạp.
J-35A và F-35 đại diện cho hai triết lý riêng biệt trong chiến tranh trên không. F-35 nhấn mạnh vào khả năng tàng hình, tầm bay và tích hợp công nghệ, trong khi J-35A tập trung vào tốc độ cao hơn, khả năng tải trọng đáng kể và giảm chi phí sản xuất.
J-35A đại diện cho một bước đột phá về công nghệ đối với Trung Quốc, tuy nhiên hiệu quả chiến đấu của nó vẫn chưa được kiểm chứng. Trong khi đó, F-35, mặc dù có những hạn chế, nhưng đã khẳng định được vị thế là một tài sản quan trọng của không quân hiện đại.