Kinh nghiệm đóng tàu ngầm của Đức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc đóng tàu ngầm của Liên Xô ngay cả trước chiến tranh. Đức và Liên Xô đã ký hợp tác về phát triển tàu ngầm từ những năm 1930; tuy nhiên Chiến tranh Xô - Đức đã chấm dứt hợp tác hải quân giữa hai bên. Ảnh: Tàu ngầm lớp Stalinets của Liên Xô được đóng theo công nghệ Đức.Mặc dù cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, diễn ra vô cùng ác liệt, tuy nhiên những nỗ lực tạo ra các dự án về các loại tàu ngầm mới của Liên Xô không dừng lại. Vì vậy, vào năm 1942, dự án số 608 bắt đầu được tiến hành, nhằm mục đích chế tạo các loại tàu ngầm hạng trung quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu sau chiến tranh. Ảnh: Tàu ngầm lớp Stalinets của Liên Xô được đóng theo công nghệ Đức.Tuy nhiên, vào năm 1944, công việc trên nó bị dừng lại, khi các chuyên gia Liên Xô được tiếp xúc với chiếc tàu ngầm U-250 "số 7" của Đức, bị đánh chìm ở Vịnh Phần Lan, sau đó được trục vớt thành công và chuyển về cảng Kronstadt để nghiên cứu. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.Trên tàu ngầm của Đức mà Liên Xô thu được, có rất nhiều thiết bị hiện đại. Do vậy dự án 608 đã bị đóng băng, để tập trung khai thác công nghệ của tàu ngầm Đức; trong đó ngư lôi dẫn đường bằng truyền hình âm thanh, loại vũ khí mới nhất của Đức, đã được tìm thấy trên U-250; đây là một "tin mừng" cho Hải quân Liên Xô. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.Ngay cả trước chiến tranh, Liên Xô đã không thành công trong việc tạo ra loại vũ khí tương tự. Năm 1944, công việc trên được tiếp tục với sự giúp đỡ, từ các mẫu thu được trên tàu ngầm của Đức. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.Ngoài ra, phía Liên Xô còn thu lợi từ U-250 bằng cách nghiên cứu chất thép đóng tàu, cách hàn thân tàu chắc chắn và nhiều bộ phận, thiết bị khác của tàu ngầm này có nguồn gốc từ ...quốc gia khác. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.Việc người Đức phát triển và chế tạo các tàu ngầm lớp XXI, đã tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành đóng tàu ngầm trên thế giới. Những thiết kế của lớp tàu XXI, đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của tàu ngầm diesel-điện trong các hạm đội của các quốc gia khác, như ống thở, sonar. Ảnh: Tàu ngầm Type XXI của Đức.Liên Xô đánh giá cao những thành tựu kỹ thuật, của hạm đội tàu ngầm Đức, dưới thời Tư lệnh Doenitz. Chúng đặc biệt hữu ích, vì khi chiến tranh Lạnh bùng nổ, giữa các đồng minh cũ trong liên minh chống phát xít, rõ ràng các nhiệm vụ của hạm đội tàu ngầm Liên Xô, sẽ tương tự như nhiệm vụ của lực lượng tàu ngầm Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: Tàu ngầm Type XXI của Đức.Một điều nghịch lý là từ quan điểm chiến lược, Liên Xô khi đó lại rơi vào hoàn cảnh tương tự như Đức, nếu so sánh tiềm năng chiến đấu của Hải quân Liên Xô với các hạm đội của đối thủ. Vào thời điểm đó, tàu ngầm Liên Xô trở thành vũ khí "bất đối xứng", đe dọa được các hạm đội của phương Tây. Ảnh: Tàu ngầm Type XXI của Đức.Cũng từ quan điểm chiến lược này, khiến Liên Xô tập trung nguồn lực, để xây dựng lực lượng tàu ngầm hùng mạnh; việc này, sẽ rất cần kinh nghiệm phát triển tàu ngầm của Đức. Ảnh: Tàu ngầm dự án 611 của Liên Xô. Dựa trên những kinh nghiệm về xây dựng hạm đội tàu ngầm của Đức quốc xã; sau chiến tranh, Liên Xô bắt đầu chế tạo ồ ạt các tàu ngầm diesel-điện, thuộc dự án 611 và 613, và đưa gần 250 chiếc như vậy vào hoạt động. Ảnh: Tàu ngầm dự án 611 của Liên Xô.Các tàu của các dự án này được tạo ra dưới ảnh hưởng lớn của thiết kế và giải pháp kỹ thuật của các tàu ngầm dòng XXI của Đức. Đặc biệt, các nhà thiết kế Liên Xô đã vay mượn một số cải tiến từ công nghệ chế tạo tàu ngầm của Đức. Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô.Ví dụ, các tàu ngầm diesel-điện mới của Liên Xô, được trang bị động cơ diesel hoạt động dưới nước, tương tự như "ống thở" của Đức, hệ thống phóng ngư lôi không bọt khí, các trạm tái tạo không khí bằng chất hóa học, kính tiềm vọng có bệ xoay, để người chỉ huy có thể thực hiện quan sát toàn cảnh sử dụng bằng thủy lực… Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô.Điều chú ý là Liên Xô đã không chỉ tiếp thu những công nghệ của tàu ngầm Đức quốc xã, năm 1964, Bộ Quốc phòng Liên đã xuất bản cuốn sách của Karl Doenit. Theo ý kiến của các chuyên gia hải quân Liên Xô, bản dịch là cần thiết, vì cuốn sách đã trình bày sự chuẩn bị của các lực lượng tàu ngầm Đức cho chiến tranh và trong chiến tranh. Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô.Những kinh nghiệm về sử dụng tàu ngầm của Doenitz có giá trị đáng kể trong việc nghiên cứu kinh nghiệm phong phú của Đức về tác chiến tàu ngầm. Nhất là chiến thuật của các nhóm tàu ngầm, việc giữ bí mật, kế hoạch tác chiến và quản lý hoạt động của lực lượng tàu ngầm, tổ chức thông tin liên lạc, kiểm soát và các tương tác. Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô - Nguồn ảnh: Topwar
Kinh nghiệm đóng tàu ngầm của Đức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc đóng tàu ngầm của Liên Xô ngay cả trước chiến tranh. Đức và Liên Xô đã ký hợp tác về phát triển tàu ngầm từ những năm 1930; tuy nhiên Chiến tranh Xô - Đức đã chấm dứt hợp tác hải quân giữa hai bên. Ảnh: Tàu ngầm lớp Stalinets của Liên Xô được đóng theo công nghệ Đức.
Mặc dù cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, diễn ra vô cùng ác liệt, tuy nhiên những nỗ lực tạo ra các dự án về các loại tàu ngầm mới của Liên Xô không dừng lại. Vì vậy, vào năm 1942, dự án số 608 bắt đầu được tiến hành, nhằm mục đích chế tạo các loại tàu ngầm hạng trung quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu sau chiến tranh. Ảnh: Tàu ngầm lớp Stalinets của Liên Xô được đóng theo công nghệ Đức.
Tuy nhiên, vào năm 1944, công việc trên nó bị dừng lại, khi các chuyên gia Liên Xô được tiếp xúc với chiếc tàu ngầm U-250 "số 7" của Đức, bị đánh chìm ở Vịnh Phần Lan, sau đó được trục vớt thành công và chuyển về cảng Kronstadt để nghiên cứu. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.
Trên tàu ngầm của Đức mà Liên Xô thu được, có rất nhiều thiết bị hiện đại. Do vậy dự án 608 đã bị đóng băng, để tập trung khai thác công nghệ của tàu ngầm Đức; trong đó ngư lôi dẫn đường bằng truyền hình âm thanh, loại vũ khí mới nhất của Đức, đã được tìm thấy trên U-250; đây là một "tin mừng" cho Hải quân Liên Xô. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.
Ngay cả trước chiến tranh, Liên Xô đã không thành công trong việc tạo ra loại vũ khí tương tự. Năm 1944, công việc trên được tiếp tục với sự giúp đỡ, từ các mẫu thu được trên tàu ngầm của Đức. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.
Ngoài ra, phía Liên Xô còn thu lợi từ U-250 bằng cách nghiên cứu chất thép đóng tàu, cách hàn thân tàu chắc chắn và nhiều bộ phận, thiết bị khác của tàu ngầm này có nguồn gốc từ ...quốc gia khác. Ảnh: Tàu ngầm U-250 của Đức.
Việc người Đức phát triển và chế tạo các tàu ngầm lớp XXI, đã tạo nên một cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành đóng tàu ngầm trên thế giới. Những thiết kế của lớp tàu XXI, đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của tàu ngầm diesel-điện trong các hạm đội của các quốc gia khác, như ống thở, sonar. Ảnh: Tàu ngầm Type XXI của Đức.
Liên Xô đánh giá cao những thành tựu kỹ thuật, của hạm đội tàu ngầm Đức, dưới thời Tư lệnh Doenitz. Chúng đặc biệt hữu ích, vì khi chiến tranh Lạnh bùng nổ, giữa các đồng minh cũ trong liên minh chống phát xít, rõ ràng các nhiệm vụ của hạm đội tàu ngầm Liên Xô, sẽ tương tự như nhiệm vụ của lực lượng tàu ngầm Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: Tàu ngầm Type XXI của Đức.
Một điều nghịch lý là từ quan điểm chiến lược, Liên Xô khi đó lại rơi vào hoàn cảnh tương tự như Đức, nếu so sánh tiềm năng chiến đấu của Hải quân Liên Xô với các hạm đội của đối thủ. Vào thời điểm đó, tàu ngầm Liên Xô trở thành vũ khí "bất đối xứng", đe dọa được các hạm đội của phương Tây. Ảnh: Tàu ngầm Type XXI của Đức.
Cũng từ quan điểm chiến lược này, khiến Liên Xô tập trung nguồn lực, để xây dựng lực lượng tàu ngầm hùng mạnh; việc này, sẽ rất cần kinh nghiệm phát triển tàu ngầm của Đức. Ảnh: Tàu ngầm dự án 611 của Liên Xô.
Dựa trên những kinh nghiệm về xây dựng hạm đội tàu ngầm của Đức quốc xã; sau chiến tranh, Liên Xô bắt đầu chế tạo ồ ạt các tàu ngầm diesel-điện, thuộc dự án 611 và 613, và đưa gần 250 chiếc như vậy vào hoạt động. Ảnh: Tàu ngầm dự án 611 của Liên Xô.
Các tàu của các dự án này được tạo ra dưới ảnh hưởng lớn của thiết kế và giải pháp kỹ thuật của các tàu ngầm dòng XXI của Đức. Đặc biệt, các nhà thiết kế Liên Xô đã vay mượn một số cải tiến từ công nghệ chế tạo tàu ngầm của Đức. Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô.
Ví dụ, các tàu ngầm diesel-điện mới của Liên Xô, được trang bị động cơ diesel hoạt động dưới nước, tương tự như "ống thở" của Đức, hệ thống phóng ngư lôi không bọt khí, các trạm tái tạo không khí bằng chất hóa học, kính tiềm vọng có bệ xoay, để người chỉ huy có thể thực hiện quan sát toàn cảnh sử dụng bằng thủy lực… Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô.
Điều chú ý là Liên Xô đã không chỉ tiếp thu những công nghệ của tàu ngầm Đức quốc xã, năm 1964, Bộ Quốc phòng Liên đã xuất bản cuốn sách của Karl Doenit. Theo ý kiến của các chuyên gia hải quân Liên Xô, bản dịch là cần thiết, vì cuốn sách đã trình bày sự chuẩn bị của các lực lượng tàu ngầm Đức cho chiến tranh và trong chiến tranh. Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô.
Những kinh nghiệm về sử dụng tàu ngầm của Doenitz có giá trị đáng kể trong việc nghiên cứu kinh nghiệm phong phú của Đức về tác chiến tàu ngầm. Nhất là chiến thuật của các nhóm tàu ngầm, việc giữ bí mật, kế hoạch tác chiến và quản lý hoạt động của lực lượng tàu ngầm, tổ chức thông tin liên lạc, kiểm soát và các tương tác. Ảnh: Tàu ngầm dự án 613 của Liên Xô - Nguồn ảnh: Topwar