Mô hình gia đình "tứ đại đồng đường" mặc dù hiếm gặp tại các thành phố lớn nhưng khá phổ biến tại các vùng quê Việt Nam. Các gia đình nhỏ sống quây quần cùng nhau trong một không gian, tạo thành một đại gia đình.Căn nhà ống tại Hội An này là nơi ở của 3 hộ gia đình gồm ông bà, bố mẹ và gia đình của 2 người con trai.Thay vì chia căn nhà ống theo chiều dọc thông thường, các kiến trúc sư phân chia tách theo cấu trúc xoắn ốc. Trung tâm của ngôi nhà là một sân vườn rộng.Giải pháp thiết kế này đem lại những cải thiện đáng kể về vi khí hậu (vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh).Căn nhà được chia thành 4 không gian đảm bảo sự riêng tư cho các gia đình sinh sống. Còn không gian chung như sân vườn, bếp, khu vực tiếp khách là nơi kết nối tất cả các thành viên.Mọi người cùng sinh hoạt, nấu nướng, trò chuyện, chăm sóc con cái và gắn kết các mối quan hệ trong đại gia đình.Mục tiêu của đội ngũ kiến trúc sư thiết kế là tạo ra tổ ấm "hơn cả một ngôi nhà".Căn nhà được thiết kế thấp ở phía Nam và cao dần về phía Bắc giúp đưa ánh sáng tự nhiên đến từng phòng. Việc bố trí cao thấp còn giúp điều hòa không khí, giảm tác động của mưa bão.Không gian thờ cúng là phần quan trọng trong ngôi nhà nhiều thế hệ. Trong các đại gia đình thường diễn ra nhiều sự kiện lớn như lễ tết, giỗ chạp, thậm chí cả đám tang.Để tiết kiệm chi phí, toàn bộ phần gạch của nhà cũ được tái sử dụng làm tường của nhà mới.Toàn bộ ngôi nhà sử dụng một loại vật liệu duy nhất là gạch men Quảng Nam. Loại gạch này tạo ra sự mát mẻ, thoát nhiệt tốt cũng như giữ cho bề mặt sạch sẽ và khô ráo.Đội ngũ kiến trúc sư hy vọng mô hình này là giải pháp mới điển hình cho các gia đình nhiều thế hệ tại miền Trung trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mô hình gia đình "tứ đại đồng đường" mặc dù hiếm gặp tại các thành phố lớn nhưng khá phổ biến tại các vùng quê Việt Nam. Các gia đình nhỏ sống quây quần cùng nhau trong một không gian, tạo thành một đại gia đình.
Căn nhà ống tại Hội An này là nơi ở của 3 hộ gia đình gồm ông bà, bố mẹ và gia đình của 2 người con trai.
Thay vì chia căn nhà ống theo chiều dọc thông thường, các kiến trúc sư phân chia tách theo cấu trúc xoắn ốc. Trung tâm của ngôi nhà là một sân vườn rộng.
Giải pháp thiết kế này đem lại những cải thiện đáng kể về vi khí hậu (vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh).
Căn nhà được chia thành 4 không gian đảm bảo sự riêng tư cho các gia đình sinh sống. Còn không gian chung như sân vườn, bếp, khu vực tiếp khách là nơi kết nối tất cả các thành viên.
Mọi người cùng sinh hoạt, nấu nướng, trò chuyện, chăm sóc con cái và gắn kết các mối quan hệ trong đại gia đình.
Mục tiêu của đội ngũ kiến trúc sư thiết kế là tạo ra tổ ấm "hơn cả một ngôi nhà".
Căn nhà được thiết kế thấp ở phía Nam và cao dần về phía Bắc giúp đưa ánh sáng tự nhiên đến từng phòng. Việc bố trí cao thấp còn giúp điều hòa không khí, giảm tác động của mưa bão.
Không gian thờ cúng là phần quan trọng trong ngôi nhà nhiều thế hệ. Trong các đại gia đình thường diễn ra nhiều sự kiện lớn như lễ tết, giỗ chạp, thậm chí cả đám tang.
Để tiết kiệm chi phí, toàn bộ phần gạch của nhà cũ được tái sử dụng làm tường của nhà mới.
Toàn bộ ngôi nhà sử dụng một loại vật liệu duy nhất là gạch men Quảng Nam. Loại gạch này tạo ra sự mát mẻ, thoát nhiệt tốt cũng như giữ cho bề mặt sạch sẽ và khô ráo.
Đội ngũ kiến trúc sư hy vọng mô hình này là giải pháp mới điển hình cho các gia đình nhiều thế hệ tại miền Trung trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.