Theo trang mạng Informburo.kz, cùng với các hợp đồng mua 24 tiêm kích đa năng Su-30SM từ Nga, Bộ Quốc phòng Kazakhstan chịu chi một hệ thống huấn luyện mô phỏng cực kỳ hiện đại phục vụ cho đào tạo các phi công tại căn cứ huấn luyện 604 ở Taldy. Ảnh: Grigory BedenkoHiện Kazakhstan là quốc gia thứ 2 ngoài Nga đã nhận được máy bay tiêm kích Su-30SM tiên tiến. Tính tới tháng 12/2018, họ đã có trong trang bị 12 máy bay Su-30SM theo 3 hợp đồng được ký kết lần lượt vào tháng 4/2015, tháng 12/2015 và tháng 5/2018. Trong tương lai gần, Myanmar sẽ trở thành quốc gia thứ 3 có được Su-30SM. Ảnh: Grigory BedenkoMặc dù là máy bay 2 chỗ ngồi và có thể phục vụ cho việc đào tạo phi công, tuy nhiên với các tiêm kích đắt tiền tới vậy mà trong khi số lượng không nhiều, cho nên Kazakhstan “khôn ngoan” chọn giải pháp trang bị nguyên hệ thống huấn luyện mô phỏng để phục vụ đào tạo thêm các phi công. Ảnh: Grigory BedenkoThật vậy, theo các chuyên gia quân sự Kazakhstan, hệ thống mô phỏng cải thiện đáng kể quá trình đào tạo phi công quân sự và tiết kiệm tài nguyên của máy bay chiến đấu. Trên trình giả lập này, họ có thể thực hành sử dụng máy bay với bất kỳ vũ khí hàng không nào. Ảnh: Grigory Bedenko"Đây là yếu tố cần thiết, cho phép tiết kiệm đáng kể các khoản ngân sách. Trình mô phỏng cũng cho phép chúng tôi giảm thời gian đào tạo phi công", chỉ huy căn cứ 604 - địa tá Askar Izbasov cho biết. Cũng theo vị này, trình giả lập giúp hoàn toàn thành 50-60% khóa huấn luyện sử dụng Su-30SM. Ảnh: Grigory BedenkoVị trí làm việc của chuyên gia thực hiện giả lập các bài tập khác nhau phục vụ đào tạo phi công. Ảnh: Grigory BedenkoĐây là nơi phi công thích nhất – buồng lái giống hệt Su-30SM, nhưng chỉ khác rằng anh ta sẽ trải nghiệm cảm giác cầm lái tiêm kích vài chục triệu USD qua màn hình giả lập không gian bên ngoài nhìn y như thật. Ảnh: Grigory BedenkoBuồng lái được tích hợp hệ thống điều khiển gồm cần lái, màn hình radar, các màn hình LCD màu hiển thị tham số bay giống 100% buồng lái Su-30SM thật. Ảnh: Grigory BedenkoKhác với máy bay thật, hệ thống giả lập cho phép phi công tham gia xử lý các tình huống khẩn cấp khi máy bay gặp cự cố mà khi luyện tập trên máy bay thật khó làm được. Ảnh: Grigory BedenkoĐặc biệt, theo các chỉ huy căn cứ, trên trình giả lập, phi công học viên có thể thực hiện một cách thoải mái nhất việc sử dụng tên lửa - bom. Trong điều kiện thực hành thực tế, vì lý do chi phí mà việc này sẽ không được tổ chức thường xuyên nhất. Ảnh: Grigory BedenkoThực tế không chỉ Kazakhstan, mà ngay cả Việt Nam từ lâu đã mua hệ thống huấn luyện mô phỏng Su-30 để đào tạo phi công. Ảnh: Grigory BedenkoTất nhiên, “tốt nghiệp” khóa mô phỏng mới chỉ là ½ chặng đường, họ sẽ phải vượt qua các bài huấn luyện trên bầu trời. Trên đó, các phi công chịu nhiều áp lực và nhất là chỉ 1 sai lầm cái giá phải trả là rất đắt. Thế để biết, đào tạo một phi công quân sự khó hơn cả đi tìm “kho báu”. Ảnh: Grigory BedenkoVideo huấn luyện trên hệ thống mô phỏng Su-30SM. Nguồn: Grigory Bedenko
Theo trang mạng Informburo.kz, cùng với các hợp đồng mua 24 tiêm kích đa năng Su-30SM từ Nga, Bộ Quốc phòng Kazakhstan chịu chi một hệ thống huấn luyện mô phỏng cực kỳ hiện đại phục vụ cho đào tạo các phi công tại căn cứ huấn luyện 604 ở Taldy. Ảnh: Grigory Bedenko
Hiện Kazakhstan là quốc gia thứ 2 ngoài Nga đã nhận được máy bay tiêm kích Su-30SM tiên tiến. Tính tới tháng 12/2018, họ đã có trong trang bị 12 máy bay Su-30SM theo 3 hợp đồng được ký kết lần lượt vào tháng 4/2015, tháng 12/2015 và tháng 5/2018. Trong tương lai gần, Myanmar sẽ trở thành quốc gia thứ 3 có được Su-30SM. Ảnh: Grigory Bedenko
Mặc dù là máy bay 2 chỗ ngồi và có thể phục vụ cho việc đào tạo phi công, tuy nhiên với các tiêm kích đắt tiền tới vậy mà trong khi số lượng không nhiều, cho nên Kazakhstan “khôn ngoan” chọn giải pháp trang bị nguyên hệ thống huấn luyện mô phỏng để phục vụ đào tạo thêm các phi công. Ảnh: Grigory Bedenko
Thật vậy, theo các chuyên gia quân sự Kazakhstan, hệ thống mô phỏng cải thiện đáng kể quá trình đào tạo phi công quân sự và tiết kiệm tài nguyên của máy bay chiến đấu. Trên trình giả lập này, họ có thể thực hành sử dụng máy bay với bất kỳ vũ khí hàng không nào. Ảnh: Grigory Bedenko
"Đây là yếu tố cần thiết, cho phép tiết kiệm đáng kể các khoản ngân sách. Trình mô phỏng cũng cho phép chúng tôi giảm thời gian đào tạo phi công", chỉ huy căn cứ 604 - địa tá Askar Izbasov cho biết. Cũng theo vị này, trình giả lập giúp hoàn toàn thành 50-60% khóa huấn luyện sử dụng Su-30SM. Ảnh: Grigory Bedenko
Vị trí làm việc của chuyên gia thực hiện giả lập các bài tập khác nhau phục vụ đào tạo phi công. Ảnh: Grigory Bedenko
Đây là nơi phi công thích nhất – buồng lái giống hệt Su-30SM, nhưng chỉ khác rằng anh ta sẽ trải nghiệm cảm giác cầm lái tiêm kích vài chục triệu USD qua màn hình giả lập không gian bên ngoài nhìn y như thật. Ảnh: Grigory Bedenko
Buồng lái được tích hợp hệ thống điều khiển gồm cần lái, màn hình radar, các màn hình LCD màu hiển thị tham số bay giống 100% buồng lái Su-30SM thật. Ảnh: Grigory Bedenko
Khác với máy bay thật, hệ thống giả lập cho phép phi công tham gia xử lý các tình huống khẩn cấp khi máy bay gặp cự cố mà khi luyện tập trên máy bay thật khó làm được. Ảnh: Grigory Bedenko
Đặc biệt, theo các chỉ huy căn cứ, trên trình giả lập, phi công học viên có thể thực hiện một cách thoải mái nhất việc sử dụng tên lửa - bom. Trong điều kiện thực hành thực tế, vì lý do chi phí mà việc này sẽ không được tổ chức thường xuyên nhất. Ảnh: Grigory Bedenko
Thực tế không chỉ Kazakhstan, mà ngay cả Việt Nam từ lâu đã mua hệ thống huấn luyện mô phỏng Su-30 để đào tạo phi công. Ảnh: Grigory Bedenko
Tất nhiên, “tốt nghiệp” khóa mô phỏng mới chỉ là ½ chặng đường, họ sẽ phải vượt qua các bài huấn luyện trên bầu trời. Trên đó, các phi công chịu nhiều áp lực và nhất là chỉ 1 sai lầm cái giá phải trả là rất đắt. Thế để biết, đào tạo một phi công quân sự khó hơn cả đi tìm “kho báu”. Ảnh: Grigory Bedenko
Video huấn luyện trên hệ thống mô phỏng Su-30SM. Nguồn: Grigory Bedenko