Cú “va chạm” lịch sử: UAV Geran-2 phá hủy chiến đấu cơ MiG-29

Google News

Cú “va chạm” làm nên lịch sử, khi một chiếc UAV tự sát Geran-2 của Nga phá hủy chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine và trở thành “huyền thoại”, khi một chiếc UAV lần đầu hạ gục một máy bay chiến đấu hiện đại.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29

Cú “va chạm” làm nên lịch sử, UAV Geran-2 phá hủy chiến đấu cơ MiG-29

Chúng ta đang chứng kiến những giờ phút lịch sử của công nghệ quân sự; gần hai năm trước, một máy bay không người lái (UAV) của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tấn công một người lính mà không có lệnh của người điều khiển.

Và hơn một tuần trước, một chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine đã bị một UAV Geran-2 bắn hạ. Cả hai sự cố đều là kết quả ngoài ý muốn, chứ không phải do khả năng chiến đấu đã được chứng minh của vũ khí.

Mới đây, UAV tự sát Geran-2 của Nga, được xếp vào loại tên lửa hành trình “lảng vảng”, đã bay trên bầu trời Ukraine. Nga tiếp tục phủ nhận việc sử dụng UAV của Iran, nhưng số lượng UAV Nga sử dụng để tấn công Ukraine, ngày càng nhiều.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-2

Vào ngày 12/10, một chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị rơi sau khi “va chạm” với một chiếc UAV Geran-2. Cú va chạm xảy ra vào khoảng 21 giờ, khi phi công chiếc MiG-29 được giao nhiệm vụ tấn công một đàn UAV Geran-2, đang di chuyển theo kiểu bầy đàn.

Cục Điều tra an toàn hàng không nhà nước Ukraine (SBI) cho biết, phi công và chiếc MiG-29 của anh ta, đã bắn hạ 5 UAV Geran-2 gần làng Turbov (?).

Hiện SBI đã cung cấp một báo cáo (vẫn đang được tiếp tục điều tra) về những gì đã xảy ra và cho biết, có các mảnh vỡ từ một (hoặc nhiều) UAV Geran-2, đã rơi vào buồng lái chiếc MiG-29 xấu số.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-3

Theo SBI, đây không phải là vụ “đâm va” trực tiếp giữa chiếc MiG-29 và UAV Geran-2, khiến máy bay của Ukraine bị rơi. Nếu kết quả cuộc điều tra của SBI được xác nhận, đó là hệ quả vụ “va chạm” của các vũ khí trên không.

Trong quá khứ, một UAV Kargu 2 của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya, nguyên nhân do lỗi trong hệ thống nhận dạng, đã tấn công nhầm một người lính.

UAV tự sát Geran-2 của Nga không có các loại vũ khí như tên lửa không đối không hoặc không đối đất, mà thực chất nó là một loại tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu mặt đất, nhưng có thể điều khiển được.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-4

Như vậy UAV Geran-2 có thể phá hủy một máy bay khác trên không theo hai cách. Thứ nhất thực hiện cú đánh trực tiếp vào mục tiêu và kích hoạt vụ nổ; thứ hai là giống như kết luận của SBI; UAV tự phát nổ khi gần mục tiêu và các mảnh vỡ của UAV sẽ trở thành những vật thể phá hủy máy bay.

Thực chất UAV Geran-2 là một loại máy bay không người lái tự sát và không thể thu hồi. Nhiệm vụ chính của nó là tiêu diệt mục tiêu dưới mặt đất của đối phương; việc xảy ra va chạm trên không với một chiến đấu cơ, đây có thể là trường hợp rất “hiếm gặp”.

Phi công điều khiển chiếc MiG-29 của Ukraine đã kịp phóng dù để thoát thân và được đưa kịp thời đến bệnh viện để điều trị. SBI cho biết, cơ quan này đang tiếp tục các cuộc điều tra để xác định nguyên nhân chính xác, khiến máy bay chiến đấu bị bắn rơi.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-5

Chuyên gia Israel đánh giá gì về UAV Geran-2?

Uzi Rubin, kỹ sư quốc phòng, đồng thời là nhà phân tích quân sự người Israel và hiện là Nghiên cứu viên của Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem, nói với phóng viên tờ EurAsian Times của Ấn Độ về “Lợi thế đến từ thiết kế các UAV cảm tử Geran-2 của Nga”.

Ông giải thích rằng. Geran-2 là một phương tiện bay không người lái rất nhỏ, cấu tạo đơn giản, bay thấp và chậm; được trang bị một động cơ piston đơn giản, dẫn động một cánh quạt bằng vật liệu tổng hợp. “Nó trông giống một máy bay mô hình hơn là một loại vũ khí”, ông Rubin nói.

“Geran-2 rất dễ sử dụng, chỉ cần nạp tọa độ mục tiêu vào bộ nhớ và phóng nó đi bằng một tên lửa đẩy nhỏ khỏi giá phóng là nó có thể bay được.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-6

Ưu điểm lớn nhất của nó là rất khó bị radar hoặc thiết bị quan sát quang điện phát hiện vì kích thước siêu nhỏ (sải cánh khoảng 2 mét), tốc độ chậm. Geran-2 thường dưới ngưỡng phát hiện của hầu hết các radar và dấu hiệu hồng ngoại nhỏ của nó”; Rubin nói.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-7
 

Khi được hỏi về loại UAV Mohajer-6 của Iran, Rubin nói rằng, Mohajer-6 là một loại vũ khí khác, vì nó tương đối lớn (sải cánh khoảng 10 mét), bay ở độ cao trung bình khoảng 5.000-6.000 mét.

Rubin cho biết: “UAV Mohajer-6 cũng bay khá chậm và rất dễ bị phát hiện và bắn hạ bằng tên lửa phòng không, ngay cả với những vũ khí loại cũ của Liên Xô mà Ukraine đang sử dụng”.

Điều này có thể giải thích tại sao các lực lượng Nga không sử dụng UAV Mohajer-6 thường xuyên như Geran-2. Tuy nhiên, Geran-2 cũng có một số điểm yếu, mà Ukraine có thể khai thác.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-8

“UAV Geran-2 mặc dù rất khó bị phát hiện (nhất là khi bay ở độ cao cực thấp), nhưng nếu bị phát hiện, thì rất dễ bị bắn hạ vì tốc độ chậm. Một bất cập khác là phụ thuộc vào định vị vệ tinh, có thể chặn tín hiệu vệ tinh GPS hoặc GLONASS, khiến Geran-2 mất phương hướng”, Rubin nói.

Ngoài ra, Geran-2 cũng dễ bị phát hiện bởi tiếng động cơ từ khoảng cách từ vài km. Các binh sĩ Ukraine đã mô tả âm thanh của động cơ của UAV Geran-2 như tiếng xe máy hoặc máy cắt cỏ.

Các lực lượng phòng không Ukraine đang sử dụng kết hợp các vũ khí phòng không từ thời Liên Xô và các hệ thống hiện đại do các quốc gia phương Tây cung cấp, để chống lại mối đe dọa từ các UAV của Nga.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-9

Thiếu tướng Borys Kremenetsky, Tùy viên quốc phòng tại Đại sứ quán Ukraine tại Mỹ, nói rằng các bệ phóng tên lửa tầm ngắn 9K33 Osa và pháo phòng không Shilka tự hành, rất hiệu quả để chống lại máy bay không người lái của Nga.

Ngoài ra, Kremenetsky còn cho biết, hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard do Đức sản xuất từ thời chiến tranh Lạnh, hiện đã bị Quân đội Đức loại khỏi biên chế chiến đấu và mới được viện trợ cho Ukraine, cũng đang được sử dụng rất hiệu quả để chống lại UAV cảm tử; trước khi chúng có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Cu “va cham” lich su: UAV Geran-2 pha huy chien dau co MiG-29-Hinh-10

Tiến Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)