Sau khi Ukraine đưa vào trang bị UAV tự sát Switchblade của Mỹ trên chiến trường, nhưng không thực sự hiệu quả vì các phương tiện chế áp điện tử của Nga; về phía Nga cũng đưa UAV tự sát Lancet, có độ xuyên giáp khoảng 600 mm. Tuy nhiên tác dụng loại UAV này của Nga, cũng không có quá nhiều nổi bật.So với tên lửa chống tăng Javelin, các loại UAV tự sát trên của Mỹ và Nga nó có phạm vi hoạt động lớn hơn (UAV Switchblade 600 có tầm hoạt động lên đến 80 km) và chi phí thấp hơn. Ngoài ra những loại UAV này, còn có ngòi nổ thông minh và chọn thời cơ tấn công, có thể phá hủy cả xe tăng. Trong khi đó, các UAV của Iran, trong đó bao gồm cả UAV tự sát cùng các loại UAV vũ trang, trinh sát khác, lại được đánh giá là có mức độ hiện đại ngang tầm với một số UAV do Mỹ và phương Tây sản xuất.Hiện đã có đủ hình ảnh trên được Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, với đống đổ nát của máy bay không người lái tự sát Geran-2 và máy bay không người lái Shahid-129 của Iran. Mặc dù vậy phía Iran vẫn phủ nhận việc nước này cung cấp UAV cho Nga sử dụng tại Ukraine.Về khả năng của UAV Iran, phải dành lời khen cho Tehran; vì trong điều kiện phong tỏa và trừng phạt khắc nghiệt nhất của thế giới phương Tây áp đặt, nhưng họ vẫn có thể tạo ra một chiếc máy bay không người lái tiên tiến ấn tượng như vậy. Động cơ của UAV tự sát của Iran, thực chất là động cơ hai thì của một chiếc mô tô, công suất 50 mã lực. Vì vậy, máy bay không người lái Shahed-136 được đặt biệt danh là "mopeds", vì âm thanh “rất đặc trưng” của xe máy. Mặc dù UAV Shahed-136 bay không nhanh, nhưng lại đánh trúng mục tiêu khá xa và khá chính xác. Nhưng điều quan trọng là UAV tự sát Shahed-136 có kích thước bé, rất khó để phát hiện và bắn hạ một mục tiêu nhỏ như vậy.Độ cao bay của UAV tự sát Shahed-136 chỉ 40 mét; ở độ cao này, các radar mặt đất gần như bất lực trong việc phát hiện mục tiêu nhỏ và bay thấp như vậy và đó là “vấn đề đau đầu” đối với nhiều hệ thống phòng không, khi việc phóng một tên lửa vào một mục tiêu nhỏ như vậy, không có nghĩa là bảo đảm bắn sẽ bắn trúng nó.Nhìn chung, một số chuyên gia hiện nay công khai nói rằng, máy bay không người lái tự sát Shahed-136 của Iran, đã trở thành máy bay không người lái tự sát ưu điểm nhất trên thế giới, nếu tính về hiệu quả chi phí.Điều đó cho thấy, UAV tự sát giả rẻ của Iran, mặc dù được sản xuất theo kiểu “cây nhà lá vườn; tự cung, tự cấp”, nhưng chất lượng không kém gì những UAV đắt tiền và tiên tiến của Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.Thậm chí Shahed-136 xét về lợi thế còn hơn nhiều mặt, bởi vì chúng thậm chí không yêu cầu một phần mười những linh kiện công nghệ cao của phương Tây yêu cầu. Cấu trúc then chốt rất đơn giản và tuyệt vời, nó có thể tấn công không chỉ các mục tiêu mặt đất mà còn cả các mục tiêu trên không. Ngoài UAV Shahed-136, loại UAV tầm xa Shaheed-129 của Iran cũng rất tốt; theo một số thông tin, đây có thể là mẫu UAV được sao chép từ loại UAV MQ-1 Predator của Mỹ. Nhưng chúng đơn giản hơn và rẻ hơn nhiều so với UAV trong cùng phân khúc như Predator hoặc UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ. Động cơ Shahid-136 hoạt động gây ra tiếng ồn lớn, đặc biệt khi Shahid bay ở độ cao thấp; do được thiết kế để có thể chỉ sử dụng một lần, nên vì vậy, nó có giá rẻ hơn nhiều lần so với UAV cùng loại của Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống phóng Shahed-136 cũng được thực hiện theo một cách rất đặc biệt, khi bệ phóng trên xe cơ giới, có thể triển khai ở bất cứ đâu.Một câu hỏi đặt ra là tại sao Nga không có máy bay không người lái như Shaheed-136? Đến giờ phút này có thể nói rằng, bất chấp tiềm năng to lớn của Nga, một số lượng lớn các phòng thiết kế và nhà máy của Nga không có những loại UAV có tính năng tốt như vậy.Theo tìm hiểu, những chiếc UAV bị phá hủy trên chiến trường Ukraine cho thấy, chỉ có phần thân vỏ là của Nga, còn phần quan trọng là động cơ và khối linh kiện điều khiển được nhập khẩu từ nước ngoài.Những loại UAV tự sát của Nga, có thông số kỹ thuật kém hơn Shaheed-136 của Iran, khi có tốc độ bay kém chỉ 130 km/h, tầm bay 60 km, tải trọng chiến đấu là 3 kg. UAV "Lancet-1", có khả năng mang đầu đạn nặng tới 1 kg; tốc độ bay tối đa 110 km/h, thời gian bay trên không tối đa 30 phút.UAV "Lancet-3", trọng tải lớn hơn UAV "Lancet-1" khi có thể mang đầu đạn lên đến 5 kg. Tốc độ trong khoảng 80-110 km / h và thời gian bay lên đến 40 phút. Tức là trung bình tầm hoạt động của cả hai loại của "Lancet-1/3" không vượt quá 60 km; trong khi UAV Shaheed-136 của Iran tầm hoạt động tối đa 300km.Điều đáng tiếc là UAV do Nga sản xuất rõ ràng có chất lượng kém hơn so với các nước có nền hàng không kém và bị cấm vận ngặt nghèo như Iran.Iran tuy là một quốc gia kém phát triển nhưng cũng có những kỹ sư tài năng. Họ có thể đặt hàng các linh kiện điện tử và các bộ phận không thể chế tạo qua thương mại điện tử trực tuyến và chế tạo một chiếc UAV quân sự với hai camera, có thể dễ dàng thực hiện trinh sát mục tiêu mặt đất và truyền về sở chỉ huy theo thời gian thực. Theo nhiều chuyên gia, Nga mới chỉ bắt đầu tập trung nghiên cứu vào phát triển vũ khí tự hành cách đây chưa lâu, không đủ thời gian và kinh nghiệm để có thể ngay lập tức bắt kịp công nghệ của Mỹ, Trung Quốc hay thậm chí là Iran. Chính điều này đã khiến các UAV của Nga tỏ ra kém hơn so với vũ khí cùng loại của Mỹ trên chiến trường Ukraine.
Sau khi Ukraine đưa vào trang bị UAV tự sát Switchblade của Mỹ trên chiến trường, nhưng không thực sự hiệu quả vì các phương tiện chế áp điện tử của Nga; về phía Nga cũng đưa UAV tự sát Lancet, có độ xuyên giáp khoảng 600 mm. Tuy nhiên tác dụng loại UAV này của Nga, cũng không có quá nhiều nổi bật.
So với tên lửa chống tăng Javelin, các loại UAV tự sát trên của Mỹ và Nga nó có phạm vi hoạt động lớn hơn (UAV Switchblade 600 có tầm hoạt động lên đến 80 km) và chi phí thấp hơn. Ngoài ra những loại UAV này, còn có ngòi nổ thông minh và chọn thời cơ tấn công, có thể phá hủy cả xe tăng.
Trong khi đó, các UAV của Iran, trong đó bao gồm cả UAV tự sát cùng các loại UAV vũ trang, trinh sát khác, lại được đánh giá là có mức độ hiện đại ngang tầm với một số UAV do Mỹ và phương Tây sản xuất.
Hiện đã có đủ hình ảnh trên được Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, với đống đổ nát của máy bay không người lái tự sát Geran-2 và máy bay không người lái Shahid-129 của Iran. Mặc dù vậy phía Iran vẫn phủ nhận việc nước này cung cấp UAV cho Nga sử dụng tại Ukraine.
Về khả năng của UAV Iran, phải dành lời khen cho Tehran; vì trong điều kiện phong tỏa và trừng phạt khắc nghiệt nhất của thế giới phương Tây áp đặt, nhưng họ vẫn có thể tạo ra một chiếc máy bay không người lái tiên tiến ấn tượng như vậy.
Động cơ của UAV tự sát của Iran, thực chất là động cơ hai thì của một chiếc mô tô, công suất 50 mã lực. Vì vậy, máy bay không người lái Shahed-136 được đặt biệt danh là "mopeds", vì âm thanh “rất đặc trưng” của xe máy.
Mặc dù UAV Shahed-136 bay không nhanh, nhưng lại đánh trúng mục tiêu khá xa và khá chính xác. Nhưng điều quan trọng là UAV tự sát Shahed-136 có kích thước bé, rất khó để phát hiện và bắn hạ một mục tiêu nhỏ như vậy.
Độ cao bay của UAV tự sát Shahed-136 chỉ 40 mét; ở độ cao này, các radar mặt đất gần như bất lực trong việc phát hiện mục tiêu nhỏ và bay thấp như vậy và đó là “vấn đề đau đầu” đối với nhiều hệ thống phòng không, khi việc phóng một tên lửa vào một mục tiêu nhỏ như vậy, không có nghĩa là bảo đảm bắn sẽ bắn trúng nó.
Nhìn chung, một số chuyên gia hiện nay công khai nói rằng, máy bay không người lái tự sát Shahed-136 của Iran, đã trở thành máy bay không người lái tự sát ưu điểm nhất trên thế giới, nếu tính về hiệu quả chi phí.
Điều đó cho thấy, UAV tự sát giả rẻ của Iran, mặc dù được sản xuất theo kiểu “cây nhà lá vườn; tự cung, tự cấp”, nhưng chất lượng không kém gì những UAV đắt tiền và tiên tiến của Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thậm chí Shahed-136 xét về lợi thế còn hơn nhiều mặt, bởi vì chúng thậm chí không yêu cầu một phần mười những linh kiện công nghệ cao của phương Tây yêu cầu. Cấu trúc then chốt rất đơn giản và tuyệt vời, nó có thể tấn công không chỉ các mục tiêu mặt đất mà còn cả các mục tiêu trên không.
Ngoài UAV Shahed-136, loại UAV tầm xa Shaheed-129 của Iran cũng rất tốt; theo một số thông tin, đây có thể là mẫu UAV được sao chép từ loại UAV MQ-1 Predator của Mỹ. Nhưng chúng đơn giản hơn và rẻ hơn nhiều so với UAV trong cùng phân khúc như Predator hoặc UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Động cơ Shahid-136 hoạt động gây ra tiếng ồn lớn, đặc biệt khi Shahid bay ở độ cao thấp; do được thiết kế để có thể chỉ sử dụng một lần, nên vì vậy, nó có giá rẻ hơn nhiều lần so với UAV cùng loại của Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống phóng Shahed-136 cũng được thực hiện theo một cách rất đặc biệt, khi bệ phóng trên xe cơ giới, có thể triển khai ở bất cứ đâu.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao Nga không có máy bay không người lái như Shaheed-136? Đến giờ phút này có thể nói rằng, bất chấp tiềm năng to lớn của Nga, một số lượng lớn các phòng thiết kế và nhà máy của Nga không có những loại UAV có tính năng tốt như vậy.
Theo tìm hiểu, những chiếc UAV bị phá hủy trên chiến trường Ukraine cho thấy, chỉ có phần thân vỏ là của Nga, còn phần quan trọng là động cơ và khối linh kiện điều khiển được nhập khẩu từ nước ngoài.
Những loại UAV tự sát của Nga, có thông số kỹ thuật kém hơn Shaheed-136 của Iran, khi có tốc độ bay kém chỉ 130 km/h, tầm bay 60 km, tải trọng chiến đấu là 3 kg. UAV "Lancet-1", có khả năng mang đầu đạn nặng tới 1 kg; tốc độ bay tối đa 110 km/h, thời gian bay trên không tối đa 30 phút.
UAV "Lancet-3", trọng tải lớn hơn UAV "Lancet-1" khi có thể mang đầu đạn lên đến 5 kg. Tốc độ trong khoảng 80-110 km / h và thời gian bay lên đến 40 phút. Tức là trung bình tầm hoạt động của cả hai loại của "Lancet-1/3" không vượt quá 60 km; trong khi UAV Shaheed-136 của Iran tầm hoạt động tối đa 300km.
Điều đáng tiếc là UAV do Nga sản xuất rõ ràng có chất lượng kém hơn so với các nước có nền hàng không kém và bị cấm vận ngặt nghèo như Iran.
Iran tuy là một quốc gia kém phát triển nhưng cũng có những kỹ sư tài năng. Họ có thể đặt hàng các linh kiện điện tử và các bộ phận không thể chế tạo qua thương mại điện tử trực tuyến và chế tạo một chiếc UAV quân sự với hai camera, có thể dễ dàng thực hiện trinh sát mục tiêu mặt đất và truyền về sở chỉ huy theo thời gian thực.
Theo nhiều chuyên gia, Nga mới chỉ bắt đầu tập trung nghiên cứu vào phát triển vũ khí tự hành cách đây chưa lâu, không đủ thời gian và kinh nghiệm để có thể ngay lập tức bắt kịp công nghệ của Mỹ, Trung Quốc hay thậm chí là Iran. Chính điều này đã khiến các UAV của Nga tỏ ra kém hơn so với vũ khí cùng loại của Mỹ trên chiến trường Ukraine.