Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đang ngày càng dựa vào UAV tự sát Geran-2 cho các cuộc tấn công tầm thấp, khi kho dự trữ tên lửa của nước này đang cạn kiệt.Trong khi đó, lực lượng phòng không của Ukraine cũng đã dần phục hồi sau giai đoạn đầu cuộc chiến, khi được tăng cường các hệ thống phòng không của phương Tây; trong đó có nhiều vũ khí phòng không của Đức.Mới đây, Quân đội Ukraine đã sử dụng tổ hợp pháo phòng không Gepard để tiêu diệt các loại UAV tự sát của Nga; theo tuyên bố của Bộ quốc phòng Ukraine, chỉ trong tuần này, Nga đã sử dụng hàng chục UAV Geran-2, nhưng “hầu hết” đều bị phòng không Ukraine bắn hạ.Trước đó Đức đã chuyển giao 30 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard cho Quân đội Ukraine và Quân đội Ukraine đã khoe chiến tích của các hệ thống này là một bức ảnh mô tả một UAV Geran-2 bị tổ hợp phòng không Gepard bắn rơi.Vũ khí chính của tổ hợp phòng không Gepard là cặp pháo tự động 35 mm, có thể tấn công các mục tiêu trên không ở cự ly đến 3,5 km và mục tiêu mặt đất đến 5 km. Đặc biệt hai khẩu pháo tự động này có tốc độ bắn rất cao, tới 1.100 viên đạn trong một phút.Để phát hiện các mục tiêu trên không như máy UAV, trực thăng và máy bay, hệ thống Gepard được trang bị hệ thống radar có thể nhanh chóng khóa mục tiêu ở cự ly đến 20 km.Nếu Gepard là hệ thống phòng không tầm ngắn, đã bị Quân đội Đức loại khỏi biên chế, thì IRIS-T là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại nhất của Đức, mới viện trợ cho quân đội Ukraine và đã được đưa vào chiến đấu.Một ngày trước, hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine, đã bắn hạ mục tiêu trên không đầu tiên (hiện chưa xác định được loại mục tiêu), trên bầu trời thủ đô Kiev. Đây cũng là thành tích thực chiến đầu tiên của loại tên lửa phòng không này.Hiện các cuộc tấn công của Nga vào thủ đô Kiev từ ngày 10/10 đến nay, chủ yếu dùng hai loại vũ khí là tên lửa hành trình và UAV tự sát Geran-2; tuy nhiên, Quân đội Ukraine vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.Trong các bức ảnh được giới thiệu, người xem có thể thấy tên lửa của tổ hợp IRIS-T của Đức đang tăng tốc trên bầu trời. Cho đến nay, theo tình báo Nga, hệ thống phòng không IRIS-T của Đức, mới chỉ được đưa khu vực Odessa. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đã cố tình đưa ra thông tin sai lệch, nhằm ngăn chặn Nga phát hiện chính xác vị trí của các tổ hợp này. Tại thời điểm hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy, tổ hợp tên lửa hiện đại này của Đức thực sự đã bắn trúng mục tiêu và theo thông tin mới nhất, lực lượng phòng không Ukraine đã sử dụng hết 75% số đạn tên lửa cho hệ thống IRIS-T, mới được Đức bàn giao cho Ukraine trong tuần này. Theo các Tạp chí Quốc phòng Ukraine, hiệu quả đánh trúng mục tiêu bằng các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức là “trên mức trung bình”. Nhưng hiện tại, Quân đội Ukraine đang khẩn cấp cần nguồn cung cấp đạn tên lửa, vì hệ thống này sẽ hết đạn vào tuần tới.Trong cuộc phỏng vấn với tờ FAZ của Đức, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal đã kêu gọi Đức khẩn cấp cung cấp đạn tên lửa cho hệ thống phòng không IRIS-T và nhấn mạnh rằng, Ukraine thực sự đã dùng hết đạn.Theo một số thông tin, tổng cộng Đức đã cung cấp cho Ukraine hai hệ thống IRIS-T và 48 đạn tên lửa phòng không IRIS-T cho Ukraine; tuy nhiên, khoảng 40 tên lửa trong số đó đã được sử dụng hết.Phía Ukraine cho biết, các tổ hợp này đã được sử dụng để tiêu diệt cả tên lửa hành trình và UAV tự sát; tuy nhiên, hiệu quả của chúng hóa ra chỉ trên mức trung bình một chút (khoảng 60%). Mặc dù nhà sản xuất Đức tuyên bố, các tổ hợp này có khả năng tấn công mục tiêu bằng xác suất lên đến 85%. Sau khi Ukraine sử dụng các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức trong thực chiến với hiệu quả "trên mức trung bình", được biết rằng Thủ tướng Đức Olof Scholz đã quyết định chuyển giao cho Ukraine ít nhất ba hệ thống phòng không IRIS-T nữa, cũng như một số lượng (không được nêu rõ) tên lửa tầm trung cho hệ thống này.Các hệ thống IRIS-T sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong tương lai gần, có lẽ là trước cuối năm nay. Điều này có tính đến những lần giao hàng đã được thông báo trước đó, nâng số hệ thống IRIS-T mà Ukraine sẽ sở hữu 5 hệ thống. Có khả năng vào năm 2023, Ukraine sẽ nhận thêm hai tổ hợp IRIS-T nữa, như Đức hứa trước đây. Cho đến nay, Quân đội Ukraine chỉ có hai hệ thống phòng không IRIS-T, nhưng có khả năng vào cuối tuần tới, một số lượng lớn hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ, có phạm vi tiêu diệt mục tiêu lớn hơn nhiều IRIS-T, sẽ đến Ukraine.
Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đang ngày càng dựa vào UAV tự sát Geran-2 cho các cuộc tấn công tầm thấp, khi kho dự trữ tên lửa của nước này đang cạn kiệt.
Trong khi đó, lực lượng phòng không của Ukraine cũng đã dần phục hồi sau giai đoạn đầu cuộc chiến, khi được tăng cường các hệ thống phòng không của phương Tây; trong đó có nhiều vũ khí phòng không của Đức.
Mới đây, Quân đội Ukraine đã sử dụng tổ hợp pháo phòng không Gepard để tiêu diệt các loại UAV tự sát của Nga; theo tuyên bố của Bộ quốc phòng Ukraine, chỉ trong tuần này, Nga đã sử dụng hàng chục UAV Geran-2, nhưng “hầu hết” đều bị phòng không Ukraine bắn hạ.
Trước đó Đức đã chuyển giao 30 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard cho Quân đội Ukraine và Quân đội Ukraine đã khoe chiến tích của các hệ thống này là một bức ảnh mô tả một UAV Geran-2 bị tổ hợp phòng không Gepard bắn rơi.
Vũ khí chính của tổ hợp phòng không Gepard là cặp pháo tự động 35 mm, có thể tấn công các mục tiêu trên không ở cự ly đến 3,5 km và mục tiêu mặt đất đến 5 km. Đặc biệt hai khẩu pháo tự động này có tốc độ bắn rất cao, tới 1.100 viên đạn trong một phút.
Để phát hiện các mục tiêu trên không như máy UAV, trực thăng và máy bay, hệ thống Gepard được trang bị hệ thống radar có thể nhanh chóng khóa mục tiêu ở cự ly đến 20 km.
Nếu Gepard là hệ thống phòng không tầm ngắn, đã bị Quân đội Đức loại khỏi biên chế, thì IRIS-T là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại nhất của Đức, mới viện trợ cho quân đội Ukraine và đã được đưa vào chiến đấu.
Một ngày trước, hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine, đã bắn hạ mục tiêu trên không đầu tiên (hiện chưa xác định được loại mục tiêu), trên bầu trời thủ đô Kiev. Đây cũng là thành tích thực chiến đầu tiên của loại tên lửa phòng không này.
Hiện các cuộc tấn công của Nga vào thủ đô Kiev từ ngày 10/10 đến nay, chủ yếu dùng hai loại vũ khí là tên lửa hành trình và UAV tự sát Geran-2; tuy nhiên, Quân đội Ukraine vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
Trong các bức ảnh được giới thiệu, người xem có thể thấy tên lửa của tổ hợp IRIS-T của Đức đang tăng tốc trên bầu trời. Cho đến nay, theo tình báo Nga, hệ thống phòng không IRIS-T của Đức, mới chỉ được đưa khu vực Odessa. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đã cố tình đưa ra thông tin sai lệch, nhằm ngăn chặn Nga phát hiện chính xác vị trí của các tổ hợp này.
Tại thời điểm hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy, tổ hợp tên lửa hiện đại này của Đức thực sự đã bắn trúng mục tiêu và theo thông tin mới nhất, lực lượng phòng không Ukraine đã sử dụng hết 75% số đạn tên lửa cho hệ thống IRIS-T, mới được Đức bàn giao cho Ukraine trong tuần này.
Theo các Tạp chí Quốc phòng Ukraine, hiệu quả đánh trúng mục tiêu bằng các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức là “trên mức trung bình”. Nhưng hiện tại, Quân đội Ukraine đang khẩn cấp cần nguồn cung cấp đạn tên lửa, vì hệ thống này sẽ hết đạn vào tuần tới.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ FAZ của Đức, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal đã kêu gọi Đức khẩn cấp cung cấp đạn tên lửa cho hệ thống phòng không IRIS-T và nhấn mạnh rằng, Ukraine thực sự đã dùng hết đạn.
Theo một số thông tin, tổng cộng Đức đã cung cấp cho Ukraine hai hệ thống IRIS-T và 48 đạn tên lửa phòng không IRIS-T cho Ukraine; tuy nhiên, khoảng 40 tên lửa trong số đó đã được sử dụng hết.
Phía Ukraine cho biết, các tổ hợp này đã được sử dụng để tiêu diệt cả tên lửa hành trình và UAV tự sát; tuy nhiên, hiệu quả của chúng hóa ra chỉ trên mức trung bình một chút (khoảng 60%). Mặc dù nhà sản xuất Đức tuyên bố, các tổ hợp này có khả năng tấn công mục tiêu bằng xác suất lên đến 85%.
Sau khi Ukraine sử dụng các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức trong thực chiến với hiệu quả "trên mức trung bình", được biết rằng Thủ tướng Đức Olof Scholz đã quyết định chuyển giao cho Ukraine ít nhất ba hệ thống phòng không IRIS-T nữa, cũng như một số lượng (không được nêu rõ) tên lửa tầm trung cho hệ thống này.
Các hệ thống IRIS-T sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong tương lai gần, có lẽ là trước cuối năm nay. Điều này có tính đến những lần giao hàng đã được thông báo trước đó, nâng số hệ thống IRIS-T mà Ukraine sẽ sở hữu 5 hệ thống. Có khả năng vào năm 2023, Ukraine sẽ nhận thêm hai tổ hợp IRIS-T nữa, như Đức hứa trước đây.
Cho đến nay, Quân đội Ukraine chỉ có hai hệ thống phòng không IRIS-T, nhưng có khả năng vào cuối tuần tới, một số lượng lớn hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ, có phạm vi tiêu diệt mục tiêu lớn hơn nhiều IRIS-T, sẽ đến Ukraine.