Trong thời gian qua, trên chiến trường Ukraine, Quân đội Nga đã tăng cường sử dụng UAV, trong đó có loại một loại UAV có vẻ ngoài rất giống UAV Mohager-6 do Iran sản xuất. Một chiếc UAV loại này còn nguyên vẹn, đã bị Ukraine bắt giữ từ tháng 9 và được “tháo tung” để nghiên cứu. Mohajer-6 là loại UAV đa phương tiện do Iran sản xuất, dùng cho nhiệm vụ trinh sát, giám sát và tấn công. Trọng tải: 100-150 kg; tốc độ tối đa: 200 km/h; tốc độ hành trình: 130 km/h; bán kính hoạt động: 2.000-2.400 km; cự ly điều khiển từ mặt đất: 200-500 km; độ cao hoạt động trung bình: 4.876-5.486 m; thời gian hoạt động liên tục trên không: 12 giờ.Máy bay không người lái Mohajer-6 ra mắt lần đầu trước công chúng vào tháng 3/2017; được sản xuất hàng loạt vào tháng 2/2018. Cũng như các thành viên khác của gia đình UAV Mohajer, Mohajer-6 có thân làm bằng vật liệu composite. UAV Mohajer-6 có thân hình chữ nhật, đuôi dốc lên trên, cánh đuôi giống như chiếc máy bay trinh sát OV-10 của Mỹ. Mohajer-6 được trang bị một động cơ đốt trong chạy xăng với 3 cánh quạt lắp phía sau. Sải cánh chính rộng 10 mét và UAV dài 7 mét.Bộ phận cất hạ cánh của UAV Mohajer-6 có ba bánh xe, nhưng không thể gập vào trong thân khi bay hành trình; tuy nhiên UAV Mohajer-6 có thể cất và hạ cánh ở đường băng ngắn, hoặc đường băng dã chiến bằng đất hay đường cao tốc, với chiều dài chỉ 200 mét.UAV Mohajer-6 được trang bị một camera ở dưới bụng có thể quan sát ban đêm hoặc trong điều kiện khói bụi chiến trường và một thiết bị đo xa laser. UAV Mohajer-6 có hai biến thể chính, trong đó biến thể A có hai mấu cứng dưới hai cánh, một mấu có thể mang một tên lửa dẫn đường Qaem TV / IR hoặc một tên lửa Almas.Còn biến thể B của UAV Mohajer-6 có 4 mấu cứng, với 2 mấu dưới mỗi cánh mang các loại tên lửa giống nhau. UAV Mohajer-6 được trang bị hệ thống lái tự động có khả năng cất và hạ cánh tự động. Ngoài ra, Iran mô tả UAV Mohajer-6 được trang bị các biện pháp chống gây nhiễu thông tin liên lạc hoặc tác chiến điện tử.Qua “mổ sẻ” chiếc UAV mà Ukraine bắt giữ được của Nga; phía Ukraine cho biết, chiếc UAV này chỉ mới được sản xuất vào tháng 2 năm nay và đây cũng là chuyến bay đầu tiên và cuối cùng của nó tại chiến trường Ukraine.Theo phía Ukraine, nhà sản xuất đã cố tình che giấu mọi dấu vết về việc chế tạo chiếc UAV này; đồng thời có bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh, nhưng viết sai ngữ pháp rất nhiều. Các linh kiện trong UAV này có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, trong đó máy đo xa laser là của Trung Quốc.Giới chức Ukraine cho biết, hầu hết tất cả các linh kiện của chiếc UAV của Nga, đều là sản phẩm thương mại và không được coi là linh kiện dùng cho lĩnh vực quân sự.Tuy nhiên, việc phát hiện ra nguồn gốc các linh kiện của chiếc UAV trên, khiến Mỹ, đồng minh của Mỹ và các quốc gia phương Tây, dễ dàng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, gây khó khăn trong việc sản xuất UAV của Nga trong tương lai.Những kết quả từ việc “mổ sẻ” chiếc UAV bị bắt, sẽ giúp Mỹ và phương Tây áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt mới. Ngoài ra, Ukraine hy vọng tìm ra những điểm yếu của chiếc UAV này, để có thể dễ dàng bắn hạ hoặc “chế áp mềm” bằng các thiết bị tác chiến điện tử.Theo tuyên bố của Quân đội Ukraine, mặc dù phía Nga không sử dụng thường xuyên loại UAV này, nhưng Ukraine đã ép "hạ cánh" ít nhất 5 chiếc. Mặc dù vậy, vẫn chưa rõ thông tin về tên gọi hay các tính năng kỹ chiến thuật của loại UAV kể trên.Theo ước tính sơ bộ, Nga hiện chỉ có khoảng 24 chiếc UAV loại này và chủ yếu sử dụng vào nhiệm vụ trinh sát và giám sát chiến trường, chứ ít dùng nó vào nhiệm vụ chiến đấu. Trước đó, nhiều mảnh vỡ khí tài của Nga cũng đã được Ukraine mổ xẻ, nghiên cứu, qua đó phát hiện ra, một phần không nhỏ các linh kiện điện tử được sử dụng trong vũ khí Nga, có nguồn gốc từ hàng dân sự, có thể dễ dàng mua trên các trang thương mại điện tử công khai.
Trong thời gian qua, trên chiến trường Ukraine, Quân đội Nga đã tăng cường sử dụng UAV, trong đó có loại một loại UAV có vẻ ngoài rất giống UAV Mohager-6 do Iran sản xuất. Một chiếc UAV loại này còn nguyên vẹn, đã bị Ukraine bắt giữ từ tháng 9 và được “tháo tung” để nghiên cứu.
Mohajer-6 là loại UAV đa phương tiện do Iran sản xuất, dùng cho nhiệm vụ trinh sát, giám sát và tấn công. Trọng tải: 100-150 kg; tốc độ tối đa: 200 km/h; tốc độ hành trình: 130 km/h; bán kính hoạt động: 2.000-2.400 km; cự ly điều khiển từ mặt đất: 200-500 km; độ cao hoạt động trung bình: 4.876-5.486 m; thời gian hoạt động liên tục trên không: 12 giờ.
Máy bay không người lái Mohajer-6 ra mắt lần đầu trước công chúng vào tháng 3/2017; được sản xuất hàng loạt vào tháng 2/2018. Cũng như các thành viên khác của gia đình UAV Mohajer, Mohajer-6 có thân làm bằng vật liệu composite.
UAV Mohajer-6 có thân hình chữ nhật, đuôi dốc lên trên, cánh đuôi giống như chiếc máy bay trinh sát OV-10 của Mỹ. Mohajer-6 được trang bị một động cơ đốt trong chạy xăng với 3 cánh quạt lắp phía sau. Sải cánh chính rộng 10 mét và UAV dài 7 mét.
Bộ phận cất hạ cánh của UAV Mohajer-6 có ba bánh xe, nhưng không thể gập vào trong thân khi bay hành trình; tuy nhiên UAV Mohajer-6 có thể cất và hạ cánh ở đường băng ngắn, hoặc đường băng dã chiến bằng đất hay đường cao tốc, với chiều dài chỉ 200 mét.
UAV Mohajer-6 được trang bị một camera ở dưới bụng có thể quan sát ban đêm hoặc trong điều kiện khói bụi chiến trường và một thiết bị đo xa laser. UAV Mohajer-6 có hai biến thể chính, trong đó biến thể A có hai mấu cứng dưới hai cánh, một mấu có thể mang một tên lửa dẫn đường Qaem TV / IR hoặc một tên lửa Almas.
Còn biến thể B của UAV Mohajer-6 có 4 mấu cứng, với 2 mấu dưới mỗi cánh mang các loại tên lửa giống nhau. UAV Mohajer-6 được trang bị hệ thống lái tự động có khả năng cất và hạ cánh tự động. Ngoài ra, Iran mô tả UAV Mohajer-6 được trang bị các biện pháp chống gây nhiễu thông tin liên lạc hoặc tác chiến điện tử.
Qua “mổ sẻ” chiếc UAV mà Ukraine bắt giữ được của Nga; phía Ukraine cho biết, chiếc UAV này chỉ mới được sản xuất vào tháng 2 năm nay và đây cũng là chuyến bay đầu tiên và cuối cùng của nó tại chiến trường Ukraine.
Theo phía Ukraine, nhà sản xuất đã cố tình che giấu mọi dấu vết về việc chế tạo chiếc UAV này; đồng thời có bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh, nhưng viết sai ngữ pháp rất nhiều. Các linh kiện trong UAV này có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, trong đó máy đo xa laser là của Trung Quốc.
Giới chức Ukraine cho biết, hầu hết tất cả các linh kiện của chiếc UAV của Nga, đều là sản phẩm thương mại và không được coi là linh kiện dùng cho lĩnh vực quân sự.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra nguồn gốc các linh kiện của chiếc UAV trên, khiến Mỹ, đồng minh của Mỹ và các quốc gia phương Tây, dễ dàng áp dụng các biện pháp ngăn chặn, gây khó khăn trong việc sản xuất UAV của Nga trong tương lai.
Những kết quả từ việc “mổ sẻ” chiếc UAV bị bắt, sẽ giúp Mỹ và phương Tây áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt mới. Ngoài ra, Ukraine hy vọng tìm ra những điểm yếu của chiếc UAV này, để có thể dễ dàng bắn hạ hoặc “chế áp mềm” bằng các thiết bị tác chiến điện tử.
Theo tuyên bố của Quân đội Ukraine, mặc dù phía Nga không sử dụng thường xuyên loại UAV này, nhưng Ukraine đã ép "hạ cánh" ít nhất 5 chiếc. Mặc dù vậy, vẫn chưa rõ thông tin về tên gọi hay các tính năng kỹ chiến thuật của loại UAV kể trên.
Theo ước tính sơ bộ, Nga hiện chỉ có khoảng 24 chiếc UAV loại này và chủ yếu sử dụng vào nhiệm vụ trinh sát và giám sát chiến trường, chứ ít dùng nó vào nhiệm vụ chiến đấu.
Trước đó, nhiều mảnh vỡ khí tài của Nga cũng đã được Ukraine mổ xẻ, nghiên cứu, qua đó phát hiện ra, một phần không nhỏ các linh kiện điện tử được sử dụng trong vũ khí Nga, có nguồn gốc từ hàng dân sự, có thể dễ dàng mua trên các trang thương mại điện tử công khai.