Với việc đưa vào trang bị thêm 2 chiếc F-35I Adir (phiên bản F-35A được chế tạo dành riêng cho Quân đội Israel) nữa trong giữa tháng 9, Không quân Israel (IAF) đã chính thức sở hữu phi đội gồm 7 chiếc F-35I. Và theo đúng ý đồ của IAF họ sẽ hoàn thiện phi đội F-35 đầu tiên của mình vào cuối năm nay. Nguồn ảnh: The Drive.Theo lộ trình trên, lô 33 tiêm kích F-35I đầu tiên của Israel hoàn tất quá trình giao hàng vào năm 2021, trong khi đó hợp đồng đặt mua 17 chiếc tiếp theo dự kiến được thực hiện vào tháng 12/2024, số lượng F-35I của Israel khi đó sẽ là 50 chiếc, thậm chí còn có thể tăng thêm 25%, lên tới số lượng 75. Với chừng đó F-35I, IAF hoàn toàn có thể thống trị bầu trời Trung Đông trong vòng 5 năm tới. Nguồn ảnh: IDF Blog.Việc một quốc gia nhỏ bé như Israel lại dự định mua sắm số lượng tiêm kích thế hệ 5 lớn đến vậy ban đầu gây ra không ít thắc mắc, nhất là khi chương trình phát triển F-35 Lightning II vẫn phải chịu nhiều điều tiếng về chất lượng hay tính năng không được như quảng cáo. Nhưng Israel không quan tâm tới điều đó mà họ cần một mẫu chiến đấu cơ tiên tiến để kết hợp với phi đội F-16I Sufa hiện có. Nguồn ảnh: IDF Blog.Thậm chí giới chức quốc phòng Israel còn chấn an dư luận rằng, chiếc chiến đấu cơ này mang trong mình những đặc tính ưu việt, có thể giúp họ tạo dựng lợi thế nhất định trước các quốc gia láng giềng vốn “không mấy thân thiện” và bản thân F-35I của Israel không phải là F-35A của Mỹ, nó hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: IDF Blog.Sở dĩ nói như vậy là bởi IAF được phép bẻ khóa toàn bộ hệ thống điện tử trên F-35I để tích hợp thêm những gì mà họ muốn, bất cứ thứ gì, nói thẳng ra F-35I sẽ sở hữu một kho vũ khí của riêng mình. F-35I sẽ có nhiều khác biệt đáng kể so với F-35A phục vụ trong Không quân Mỹ và được đánh giá là vượt trội biến thể F-35 xuất khẩu cho các quốc gia khác. Nguồn ảnh: Defencyclopedia.So với các máy bay chiến đấu truyền thống, F-35I của Israel có thể dễ dàng xuyên qua vùng bảo vệ của các hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới hiện nay, đó là các tổ hợp S-300PMU-2 hoặc Tor-M1 trong tay Iran, hay Buk-M2E và Pantsir-S1 của Quân đội Chính phủ Syria. Ảnh đồ họa tầm tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Iran. Nguồn ảnh: IDF Blog.Sở hữu F-35I, Không quân Israel sẽ đưa ra được những phương án tác chiến mang lại hiệu quả hơn nhiều trong việc chế áp phòng không đối phương, nó tiếp cận tung đòn hủy diệt rồi rút lui an toàn, xác suất bị bắn hạ là rất thấp. Điều giờ họ không thể làm được khi Trung Đông giờ đây đầy rẫy các tổ hợp phòng không S-300 và S-400. Nguồn ảnh: DW.Mặc dù vậy, F-35I sẽ không thay thế hoàn toàn vai trò của F-16I Sufa hay F-15I Ra’am mà hai dòng tiêm kích thế hệ 4 trên sẽ đóng vai trò bổ trợ, chuyên trách những mục tiêu đơn giản, giá trị thấp hay không được bảo vệ bởi lưới lửa phòng không dày đặc. Nguồn ảnh: DAC.Hiện tại, IAF sở hữu trong biên chế phi đội 58 chiếc F-15 Eagle các phiên bản A/B/C/D và 25 chiếc F-15I Ra’am, cùng với đó là phi đội F-16 Fighting Falcon 224 chiếc với các phiên bản C/D/I. Chừng đó đủ cho ta thấy năng lực của Không quân Israel khi chưa có F-35I vẫn thừa sức đứng đầu Trung Đông. Nguồn ảnh: The Aviationist.Cận cảnh chiến đấu cơ F-35I Adir của Không quân Israel do Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Nguồn ảnh: The Aviationist.Không quân Israel vốn được đánh giá rất cao trong khu vực, nay lại là lực lượng đầu tiên khai thác chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5, kẻ thù của họ chắc chắn lại thêm phần đau đầu khi phải suy nghĩ tìm ra phương án đối phó hiệu quả. Nguồn ảnh: Defense Update.
Với việc đưa vào trang bị thêm 2 chiếc F-35I Adir (phiên bản F-35A được chế tạo dành riêng cho Quân đội Israel) nữa trong giữa tháng 9, Không quân Israel (IAF) đã chính thức sở hữu phi đội gồm 7 chiếc F-35I. Và theo đúng ý đồ của IAF họ sẽ hoàn thiện phi đội F-35 đầu tiên của mình vào cuối năm nay. Nguồn ảnh: The Drive.
Theo lộ trình trên, lô 33 tiêm kích F-35I đầu tiên của Israel hoàn tất quá trình giao hàng vào năm 2021, trong khi đó hợp đồng đặt mua 17 chiếc tiếp theo dự kiến được thực hiện vào tháng 12/2024, số lượng F-35I của Israel khi đó sẽ là 50 chiếc, thậm chí còn có thể tăng thêm 25%, lên tới số lượng 75. Với chừng đó F-35I, IAF hoàn toàn có thể thống trị bầu trời Trung Đông trong vòng 5 năm tới. Nguồn ảnh: IDF Blog.
Việc một quốc gia nhỏ bé như Israel lại dự định mua sắm số lượng tiêm kích thế hệ 5 lớn đến vậy ban đầu gây ra không ít thắc mắc, nhất là khi chương trình phát triển F-35 Lightning II vẫn phải chịu nhiều điều tiếng về chất lượng hay tính năng không được như quảng cáo. Nhưng Israel không quan tâm tới điều đó mà họ cần một mẫu chiến đấu cơ tiên tiến để kết hợp với phi đội F-16I Sufa hiện có. Nguồn ảnh: IDF Blog.
Thậm chí giới chức quốc phòng Israel còn chấn an dư luận rằng, chiếc chiến đấu cơ này mang trong mình những đặc tính ưu việt, có thể giúp họ tạo dựng lợi thế nhất định trước các quốc gia láng giềng vốn “không mấy thân thiện” và bản thân F-35I của Israel không phải là F-35A của Mỹ, nó hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: IDF Blog.
Sở dĩ nói như vậy là bởi IAF được phép bẻ khóa toàn bộ hệ thống điện tử trên F-35I để tích hợp thêm những gì mà họ muốn, bất cứ thứ gì, nói thẳng ra F-35I sẽ sở hữu một kho vũ khí của riêng mình. F-35I sẽ có nhiều khác biệt đáng kể so với F-35A phục vụ trong Không quân Mỹ và được đánh giá là vượt trội biến thể F-35 xuất khẩu cho các quốc gia khác. Nguồn ảnh: Defencyclopedia.
So với các máy bay chiến đấu truyền thống, F-35I của Israel có thể dễ dàng xuyên qua vùng bảo vệ của các hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới hiện nay, đó là các tổ hợp S-300PMU-2 hoặc Tor-M1 trong tay Iran, hay Buk-M2E và Pantsir-S1 của Quân đội Chính phủ Syria. Ảnh đồ họa tầm tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Iran. Nguồn ảnh: IDF Blog.
Sở hữu F-35I, Không quân Israel sẽ đưa ra được những phương án tác chiến mang lại hiệu quả hơn nhiều trong việc chế áp phòng không đối phương, nó tiếp cận tung đòn hủy diệt rồi rút lui an toàn, xác suất bị bắn hạ là rất thấp. Điều giờ họ không thể làm được khi Trung Đông giờ đây đầy rẫy các tổ hợp phòng không S-300 và S-400. Nguồn ảnh: DW.
Mặc dù vậy, F-35I sẽ không thay thế hoàn toàn vai trò của F-16I Sufa hay F-15I Ra’am mà hai dòng tiêm kích thế hệ 4 trên sẽ đóng vai trò bổ trợ, chuyên trách những mục tiêu đơn giản, giá trị thấp hay không được bảo vệ bởi lưới lửa phòng không dày đặc. Nguồn ảnh: DAC.
Hiện tại, IAF sở hữu trong biên chế phi đội 58 chiếc F-15 Eagle các phiên bản A/B/C/D và 25 chiếc F-15I Ra’am, cùng với đó là phi đội F-16 Fighting Falcon 224 chiếc với các phiên bản C/D/I. Chừng đó đủ cho ta thấy năng lực của Không quân Israel khi chưa có F-35I vẫn thừa sức đứng đầu Trung Đông. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Cận cảnh chiến đấu cơ F-35I Adir của Không quân Israel do Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Không quân Israel vốn được đánh giá rất cao trong khu vực, nay lại là lực lượng đầu tiên khai thác chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5, kẻ thù của họ chắc chắn lại thêm phần đau đầu khi phải suy nghĩ tìm ra phương án đối phó hiệu quả. Nguồn ảnh: Defense Update.