Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc đã tháo dỡ và đang nghiên cứu những chiếc trực thăng vũ trang Apache do quân đội Mỹ bỏ lại ở Afghanistan, nhằm tạo ra những thiết bị tối tân hơn.Tuy nhiên ngay sau đó, chuyên gia Korotchenko đã chia sẻ, “chúng ta chẳng cần nghiên cứu máy bay trực thăng vũ trang của Mỹ làm gì, bởi đơn giản là trực thăng của chúng ta vượt trội hơn, hiệu quả hơn nhiều về tính năng kỹ-chiến thuật và đáng tin cậy hơn so với các mẫu máy bay tương tự của phương Tây”.Ông Korotchenko đã nhắc lại rằng, đã có thời người Mỹ mua các máy bay trực thăng Mi-8/Mi-17 hiện đại hóa của Nga để cấp cho quân đội Afghanistan, vì công nghệ phương Tây “thua kém” ở đó trong bối cảnh vận hành phức tạp.“Do đó, tất cả các tuyên bố của Trump đều mang bản chất chính trị và phân định theo logic trong cuộc chiến của ông ta chống lại ê-kip của chính quyền Biden”, chuyên gia nói thêm.Boeing AH-64 Apache là một loại máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Mỹ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Dòng trực thăng này được Boeing Defense, Space & Security sản xuất từ năm 1997 cho đến nay, trước đó là Hughes Helicopters (1975-1984) và McDonnell Douglas (1984-1997). Cái tên Apache được đặt theo tên một bộ tộc thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Về Apache, chiều dài tân của chiếc trực thăng này là 17,73m, cùng sải cánh là 5,22m, và chiều cao của nó là 4,64m. AH-64 Apache mang theo 2 phi hành đoàn trong kíp lái và có tải trọng cất cánh tối đa là 9.500kg.Được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D với công suất tới 2.000 mã lực, tốc độ tối đa của AH-64 lên đến 297km/h, với trần bay là 6.400km.Trên AH-64 Apache, chiếc trực thăng chiến đấu được trang bị hệ thống hoả lực bao gồm pháo M230 cỡ nòng 30mm với tốc độ bắn lên tới 625 phát/ phút với tổng số đạn lên đến 1.200 viên. Ngoài ra, AH-64 còn đem theo mình tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire hoặc tên lửa Hydra 70 ở 4 bệ phóng treo ở 2 bên cánh. Còn có các tên lửa tầm nhiệt như AIM-92 Stinger hay AIM-9 Sidewinder và AGM-122 treo ở đầu chóp cánh.Ở một số phiên bản, ví dụ như Không quân Hoàng Gia Anh còn được trang bị tên lửa không đối đất Brimstone.Hệ thống điện tử của Apache cũng là những hệ thống rất tân tiến, được trang bị radar bước sóng milimet trên đỉnh rotor chính có thể cung cấp cho chiếc trực thăng này khả năng phát hiện các mối đe doạ trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. AH-64 còn được trang bị hệ thống radar AN/APG-78 hiện đại, được đặt trên đỉnh cánh quạt giúp chiếc trực thăng chiến đấu này có khả năng theo dõi đến 128 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng loạt 16 mục tiêu được đánh giá nguy hiểm cao hơn.Ngoài ra, với hệ thống cảm biến TADS AN/ASQ-170 được gắn ở phía trược mũi Apache giúp cho phi công điều khiển chiếc trực thăng chiến đấu này linh hoạt hơn, ví dụ mỗi khi phi công quay đầu thì nòng pháo 30mm sẽ quay theo với các góc độ theo chiều ngang đạt 120 độ và 30-60 độ chiều thẳng đứng. Cảm biến nhìn đêm PNVS AN/AAQ-11 kết hợp với một camera hồng ngoại cũng hỗ trợ rất nhiều cho phi công của chiếc trực thăng này. Hệ thống tác chiến điện tử trên chiếc AH-64 Apache cũng rất tuyệt vời và giúp nó trở thành một đối thủ “đáng gờm” khi sở hữu hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A, cảm biến AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo AN-AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136 và hệ thống mỗi bẫy giúp đối phó tên lửa đối không.Tính tới thời điểm hiện tại, Apache đang là loại trực thăng vũ trang phổ biến nhất của Mỹ và đồng minh, với 14 quốc gia đang sở hữu loại vũ khí "sát thủ diệt xe tăng" này. Nguồn ảnh: Pinterest. Hình ảnh AH-64 Apache hành động ! Nguồn: Haci Productions.2 Files1- MP4 File 30.86 MB
2- MP4 File 30.86 MB
Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc đã tháo dỡ và đang nghiên cứu những chiếc trực thăng vũ trang Apache do quân đội Mỹ bỏ lại ở Afghanistan, nhằm tạo ra những thiết bị tối tân hơn.
Tuy nhiên ngay sau đó, chuyên gia Korotchenko đã chia sẻ, “chúng ta chẳng cần nghiên cứu máy bay trực thăng vũ trang của Mỹ làm gì, bởi đơn giản là trực thăng của chúng ta vượt trội hơn, hiệu quả hơn nhiều về tính năng kỹ-chiến thuật và đáng tin cậy hơn so với các mẫu máy bay tương tự của phương Tây”.
Ông Korotchenko đã nhắc lại rằng, đã có thời người Mỹ mua các máy bay trực thăng Mi-8/Mi-17 hiện đại hóa của Nga để cấp cho quân đội Afghanistan, vì công nghệ phương Tây “thua kém” ở đó trong bối cảnh vận hành phức tạp.
“Do đó, tất cả các tuyên bố của Trump đều mang bản chất chính trị và phân định theo logic trong cuộc chiến của ông ta chống lại ê-kip của chính quyền Biden”, chuyên gia nói thêm.
Boeing AH-64 Apache là một loại máy bay trực thăng tấn công của Lục quân Mỹ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra.
Dòng trực thăng này được Boeing Defense, Space & Security sản xuất từ năm 1997 cho đến nay, trước đó là Hughes Helicopters (1975-1984) và McDonnell Douglas (1984-1997). Cái tên Apache được đặt theo tên một bộ tộc thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ.
Về Apache, chiều dài tân của chiếc trực thăng này là 17,73m, cùng sải cánh là 5,22m, và chiều cao của nó là 4,64m.
AH-64 Apache mang theo 2 phi hành đoàn trong kíp lái và có tải trọng cất cánh tối đa là 9.500kg.
Được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D với công suất tới 2.000 mã lực, tốc độ tối đa của AH-64 lên đến 297km/h, với trần bay là 6.400km.
Trên AH-64 Apache, chiếc trực thăng chiến đấu được trang bị hệ thống hoả lực bao gồm pháo M230 cỡ nòng 30mm với tốc độ bắn lên tới 625 phát/ phút với tổng số đạn lên đến 1.200 viên.
Ngoài ra, AH-64 còn đem theo mình tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire hoặc tên lửa Hydra 70 ở 4 bệ phóng treo ở 2 bên cánh. Còn có các tên lửa tầm nhiệt như AIM-92 Stinger hay AIM-9 Sidewinder và AGM-122 treo ở đầu chóp cánh.
Ở một số phiên bản, ví dụ như Không quân Hoàng Gia Anh còn được trang bị tên lửa không đối đất Brimstone.
Hệ thống điện tử của Apache cũng là những hệ thống rất tân tiến, được trang bị radar bước sóng milimet trên đỉnh rotor chính có thể cung cấp cho chiếc trực thăng này khả năng phát hiện các mối đe doạ trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất.
AH-64 còn được trang bị hệ thống radar AN/APG-78 hiện đại, được đặt trên đỉnh cánh quạt giúp chiếc trực thăng chiến đấu này có khả năng theo dõi đến 128 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng loạt 16 mục tiêu được đánh giá nguy hiểm cao hơn.
Ngoài ra, với hệ thống cảm biến TADS AN/ASQ-170 được gắn ở phía trược mũi Apache giúp cho phi công điều khiển chiếc trực thăng chiến đấu này linh hoạt hơn, ví dụ mỗi khi phi công quay đầu thì nòng pháo 30mm sẽ quay theo với các góc độ theo chiều ngang đạt 120 độ và 30-60 độ chiều thẳng đứng.
Cảm biến nhìn đêm PNVS AN/AAQ-11 kết hợp với một camera hồng ngoại cũng hỗ trợ rất nhiều cho phi công của chiếc trực thăng này.
Hệ thống tác chiến điện tử trên chiếc AH-64 Apache cũng rất tuyệt vời và giúp nó trở thành một đối thủ “đáng gờm” khi sở hữu hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A, cảm biến AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo AN-AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136 và hệ thống mỗi bẫy giúp đối phó tên lửa đối không.
Tính tới thời điểm hiện tại, Apache đang là loại trực thăng vũ trang phổ biến nhất của Mỹ và đồng minh, với 14 quốc gia đang sở hữu loại vũ khí "sát thủ diệt xe tăng" này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh AH-64 Apache hành động ! Nguồn: Haci Productions.
2 Files
1- MP4 File 30.86 MB
2- MP4 File 30.86 MB