Chiến thuật mới của Ukraine nhằm đối phó UAV và tên lửa Nga

Google News

Ukraine đang tìm cách đối phó với chiến thuật dội mưa tên lửa của Nga sau khi Moscow tăng cường không kích vào các cơ sở hạ tầng ở xa chiến tuyến.

Ông Daria Kaleniuk, đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành Trung tâm Hành động Chống tham nhũng của Ukraine cho biết: “Hiện tại, lực lượng phòng không của chúng tôi rất mỏng”. Ông Kaleniuk đã gặp các chính trị gia Mỹ và châu Âu để vận động phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại và các loại vũ khí khác cho nước này.

Chien thuat moi cua Ukraine nham doi pho UAV va ten lua Nga
Hiện trường một khu vực bị tập kích bằng UAV tự sát ở Kiev, Ukraine hôm 17/10. Ảnh: Reuters.

Sau khi Nga tấn công bẳng tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine vào ngày 10 và 11/10 vừa qua, NATO cam kết sẽ chuyển giao các hệ thống phòng không tiên tiến cho Kiev để đối phố với sự thay đổi chiến thuật của Nga. Mỹ cho biết, trước mắt nước này sẽ cung cấp 8 hệ thống phòng không NASAMS còn Đức cam kết chuyển giao 4 hệ thống phòng không IRIS-T có khả năng diệt mục tiêu cách xa 40 km, độ cao 20 km. Giới phân tích cho rằng, ở một khía cạnh nào đó, sự hỗ trợ này đã quá muộn vì ngay từ đầu cuộc xung đột, Tổng thống Ukraine Zelensky đã kêu gọi phương Tây cung cấp hệ thống phòng không.

Đại úy Volodymyr Klymin – phụ trách đơn vị vận hành hệ thống S-300 tại Kiev cho biết, thách thức đối với hệ thống phòng không của Ukraine không phải là đánh trúng tên lửa đang bay tới sau khi phát hiện và khóa mục tiêu. Vấn đề ở chỗ Ukraine không có đủ các hệ thống phòng không để bao phủ mọi miền đất nước.

“Người Nga đã cố gắng thâm nhập hệ thống phòng không của chúng tôi bằng cách sử dụng thông tin tình báo về địa điểm lắp đặt chúng. Họ đang cố gắng đánh bại chúng tôi”, ông Volodymyr Klymin nói.

Ukraine liên tục thay đổi vị trí thiết lập hệ thống phòng không, nhằm đón đầu các tuyến đường bay của tên lửa mà Nga có thể sử dụng. Nhưng Nga đã có sự điều chỉnh để tên lửa tránh bị phát hiện.

Nhu cầu của Ukraine đối với hệ thống phòng không phương Tây là thu hẹp khoảng cách về vùng phủ sóng, vì thế nước này đặc biệt cần các hệ thống có thể bắn tên lửa tầm xa. Tên lửa S-300 mà họ đang có chỉ có tầm bắn khoảng 74km, còn Hệ thống Tên lửa Đất đối Không Tiên tiến (NASAMS) do Mỹ cung cấp có thể phát hiện các mối đe dọa cách xa 135km. Hầu hết hệ thống phòng không của Ukraine đều có từ thời Liên Xô, đồng nghĩa với việc chúng có tuổi đời hơn 30 năm.

Ông Denys Smazhnyi, trưởng nhóm huấn luyện của lực lượng tên lửa phòng không Ukraine cho biết, NASAMS của Mỹ và các hệ thống IRIS-T do Đức tinh vi hơn nhiều hơn nhiều trong việc xác định vị trí mục tiêu, bằng cách tích hợp các nguồn dữ liệu radar khác nhau và sau đó đánh chặn chúng. 

Ông Smazhnyi, nêu rõ: “Chúng tôi cần thay thế các hệ thống cũ của mình bởi vì chúng rất khó đối phó với những mối đe dọa này. Và chúng tôi cũng sắp hết tên lửa dự trữ”. Ukraine đang phải nỗ lực bảo tồn kho dự trữ tên lửa đất đối không ít ỏi để có thể chống lại những tên lửa có đội chính xác cao của Nga.

Chien thuat moi cua Ukraine nham doi pho UAV va ten lua Nga-Hinh-2

Một máy bay không người lái của Nga trong một cuộc tấn công ngày 17/10 được cho là UAV Shahed-136 do Iran sản xuất. Ảnh: Reuters

Theo các quan chức Mỹ, phải vài tuần nữa, Ukraine mới có thể nhận được hệ thống NASAMS và quá trình huấn luyện cho binh sỹ Ukraine sử dụng hệ thống này đang được rút ngắn một nửa so với khóa đào tạo thông thường. Trong khi chờ đợi hệ thống mới, Ukraine đã áp dụng chiến thuật mới đó là thành lập các đơn vị phòng không di động nhỏ để đối phó Nga.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã thành lập 130 Nhóm bắn cơ động (MGF) để chống lại các máy báy không người lái (UAV) tấn công của Nga, trong đó có UAV cảm tử Gerad-2, được cho là có nguồn gốc từ UAV Shahed 136 của Iran cùng UAV Lancet" và "Kub" do Nga chế tạo. Ông Mykola Urshalovyc – một quan chức của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine cho biết: “130 nhóm bắn di dộng đã được thành lập, như một phần của các biện pháp nhằm chống lại UAV tấn công. Chúng tôi đã gặt hái được một số thành công ở khu vực phía Nam quận Bul”.  Ukraine cho biết, dù Nga sử dụng rất nhiều UAV, nhưng các cuộc tấn công bằng UAV do Iran sản xuất Shahed -136 là phức tạp nhất.

Giải thích cách thức hoạt động của Nhóm bắn cơ động (MGF) của Ukraine, một chuyên gia quân sự có biệt danh Maksym cho biết: “Hiện tại, nền tảng phòng không của chúng tôi là các hệ thống S-300PS / PT, Buk có từ thời Liên Xô. Nhưng chúng tôi hiểu rằng những vũ khí này vẫn chưa đủ, vì thế chúng tôi đã bổ sung thêm nhiều lớp lang và điều này dẫn đến sự ra đời của các nhóm MGF”.

Theo ông Maksym, MGF là một nhóm có 4 đến 5 người, sử dụng 2 hệ thống Hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), thiết bị liên lạc và một phương tiện chuyên chở. “Họ phân tán trên khắp đất nước và dừng lại ở những địa điểm cụ thể. Họ tiếp nhận thông tin từ trung khu chỉ huy về việc UAV hay tên lửa nào đang bay tới, bay từ đâu và bay đến đâu, sau đó tìm cách bắn hạ mục tiêu”.

Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết, thời gian gần đây các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ 85% tổng số máy bay không người lái Shahed -136 được tung vào Ukraine./.

Theo Hồng Anh/VOV.VN

>> xem thêm

Bình luận(0)