S-300 là hệ thống phòng không tầm xa, được phát triển từ thời Liên Xô; hệ thống phòng không này đã phát triển một số mẫu cải tiến, ngoài mục đích sử dụng trên đất liền, còn có các mẫu S-300F, được trang bị trên nhiều tàu chiến hạng nặng của Hải quân Nga.Sau khi Liên Xô tan rã, S-300 cũng là hệ thống tên lửa phòng không được Nga xuất khẩu đi nhiều quốc gia và là loại vũ khí đắt khách; các quốc gia lớn như Ấn Độ hoặc Trung Quốc đều mua hệ thống phòng không này; đặc biệt Trung Quốc còn nhập cả phiên bản S-300F cho các tàu chiến đấu của họ.Trong các phiên bản của hệ thống phòng không S-300, thì phiên bản S-300V4 là dòng rất đặc biệt, vì tính năng cơ bản gần với hệ thống phòng không tối tân S-400.Một tính năng nổi trội của phiên bản S-300V4 là có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo; đạn tên lửa 40N6 của S-300V4 có tốc độ tối đa gấp 10 lần tốc độ âm thanh; đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới, nên nó có thể đối phó với các loại chiến đấu cơ. Theo thông tin được truyền thông Mỹ tiết lộ, Không quân Ukraine gần đây đã sử dụng máy bay chiến đấu Su-27 và Su-24 để không kích các mục tiêu ở vùng Belgorod, nằm trong lãnh thổ của Nga; gây ra một số thiệt hại trong khu vực.Để ngăn chặn các vụ tấn công của Không quân Ukraine, Quân đội Nga đã triển khai hệ thống phòng không S-300V4 ở khu vực Belgorod, nhằm ngăn chặn từ xa các hoạt động tấn công liều lĩnh của Không quân Ukraine.Khi chiến đấu cơ của Ukraine vượt qua biên giới, hệ thống phòng không S-300V4 đã phát huy vai trò của radar tìm kiếm, khóa chặt tiêm kích Su-27 và tiêm kích bom Su-24 của Ukraine ở độ cao cực thấp. Sau khi khóa mục tiêu, hệ thống S-300V4 đã phóng 2 tên lửa đánh chặn 40N6, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 217 km, thiết lập kỷ lục thế giới về khả năng tiêu diệt mục tiêu trong thực chiến của loại tên lửa phòng không đất đối không, làm giới quan sát hết sức ngạc nhiên.Theo các phân tích sau đó, ngay cả khi tiêm kích Su-27 được bật chế độ đốt sau, cũng không thoát khỏi sự truy đuổi của đạn tên lửa phòng không 40N6 mà hệ thống S-300V4 phóng đi, do tốc độ quá chênh lệch.Đạn tên lửa đánh chặn 40N6 với tầm bắn lên tới 400 km, tốc độ cao nhất là 15 Mach; cùng với đó, tên lửa được tích hợp đầu dò radar chủ động chứ không còn là bán chủ động như các loại đạn tên lửa khác, nên nâng cao khả năng tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm dẫn của radar điều khiển hỏa lực.Theo những thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, một phần công nghệ của S-300V4 đã được kế thừa từ hệ thống S-400, do đó mang lại cho S-300V4 khả năng tấn công mạnh mẽ. Đạn tên lửa 40N6 của S-300V4 cũng được sử dụng trên hệ thống phòng không tối tân S-400.Theo một số nguồn tin, loại đạn tên lửa mà hệ thống S-300V4 của Nga tấn công máy bay chiến đấu Su-27 và Su-24 của Ukraine vừa qua, có khả năng chỉ sử dụng đạn tên lửa đánh chặn 48N6DM; vì tên lửa 48N6DM cũng có tầm bắn đến 250 km.Trong thời gian qua, Không quân Ukraine thường sử dụng chiến thuật bay cực thấp, nhằm tránh sự phát hiện của hệ thống phòng không Nga. Nhưng trên thực tế, Nga cũng có hệ thống cảnh báo sớm trên không A-50, nên Su-27 hoặc các loại chiến đấu khác của Không quân Ukraine, khó có thể thoát sự giám sát của hệ thống cảnh báo sớm Nga.Khi chiếc Su-27 và Su-24 của Không quân Ukraine tung đòn tấn công bất ngờ, rõ ràng đã đâm thẳng vào tấm “khiên sắt” phòng thủ của Nga và Quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng phòng không của họ, thông qua tên lửa phòng không S-300V4.Ngoài hệ thống phòng không dòng S-300, Nga còn triển khai hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tầm ngắn Pantsir-S1 ở khu vực biên giới với Ukraine, hình thành thế trận phòng không toàn diện, liên hoàn và vững chắc.Qua vụ bắn hạ chiến đấu Su-27 và Su-24 của Không quân Ukraine vừa qua, tên lửa S-300V4 của Nga đã thiết lập kỷ lục thế giới mới. Hiện tại, khoảng cách tiêu diệt mục tiêu 217 km của tên lửa phòng không đất đối không S-300V4, là kỷ lục phòng không xa nhất được thiết lập và thành tích này lại thuộc về tên lửa của Nga.Trước đó, hệ thống phòng không S-400 của Nga đã thiết lập kỷ lục thế giới, khi bắn hạ máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine ở vùng trời Kiev với khoảng cách 170 km; nhưng kỷ lục này đã bị hệ thống phòng không S-300V4 nhanh chóng phá vỡ.Kể từ sau xung đột Nga-Ukraine, các hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine; do hiện nay, nên số lượng máy bay chiến đấu của Ukraine ngày càng ít đi; trong khi đó, phương Tây chưa thể viện trợ chiến đấu cơ theo chuẩn NATO cho Ukraine.
S-300 là hệ thống phòng không tầm xa, được phát triển từ thời Liên Xô; hệ thống phòng không này đã phát triển một số mẫu cải tiến, ngoài mục đích sử dụng trên đất liền, còn có các mẫu S-300F, được trang bị trên nhiều tàu chiến hạng nặng của Hải quân Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, S-300 cũng là hệ thống tên lửa phòng không được Nga xuất khẩu đi nhiều quốc gia và là loại vũ khí đắt khách; các quốc gia lớn như Ấn Độ hoặc Trung Quốc đều mua hệ thống phòng không này; đặc biệt Trung Quốc còn nhập cả phiên bản S-300F cho các tàu chiến đấu của họ.
Trong các phiên bản của hệ thống phòng không S-300, thì phiên bản S-300V4 là dòng rất đặc biệt, vì tính năng cơ bản gần với hệ thống phòng không tối tân S-400.
Một tính năng nổi trội của phiên bản S-300V4 là có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo; đạn tên lửa 40N6 của S-300V4 có tốc độ tối đa gấp 10 lần tốc độ âm thanh; đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới, nên nó có thể đối phó với các loại chiến đấu cơ.
Theo thông tin được truyền thông Mỹ tiết lộ, Không quân Ukraine gần đây đã sử dụng máy bay chiến đấu Su-27 và Su-24 để không kích các mục tiêu ở vùng Belgorod, nằm trong lãnh thổ của Nga; gây ra một số thiệt hại trong khu vực.
Để ngăn chặn các vụ tấn công của Không quân Ukraine, Quân đội Nga đã triển khai hệ thống phòng không S-300V4 ở khu vực Belgorod, nhằm ngăn chặn từ xa các hoạt động tấn công liều lĩnh của Không quân Ukraine.
Khi chiến đấu cơ của Ukraine vượt qua biên giới, hệ thống phòng không S-300V4 đã phát huy vai trò của radar tìm kiếm, khóa chặt tiêm kích Su-27 và tiêm kích bom Su-24 của Ukraine ở độ cao cực thấp.
Sau khi khóa mục tiêu, hệ thống S-300V4 đã phóng 2 tên lửa đánh chặn 40N6, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 217 km, thiết lập kỷ lục thế giới về khả năng tiêu diệt mục tiêu trong thực chiến của loại tên lửa phòng không đất đối không, làm giới quan sát hết sức ngạc nhiên.
Theo các phân tích sau đó, ngay cả khi tiêm kích Su-27 được bật chế độ đốt sau, cũng không thoát khỏi sự truy đuổi của đạn tên lửa phòng không 40N6 mà hệ thống S-300V4 phóng đi, do tốc độ quá chênh lệch.
Đạn tên lửa đánh chặn 40N6 với tầm bắn lên tới 400 km, tốc độ cao nhất là 15 Mach; cùng với đó, tên lửa được tích hợp đầu dò radar chủ động chứ không còn là bán chủ động như các loại đạn tên lửa khác, nên nâng cao khả năng tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm dẫn của radar điều khiển hỏa lực.
Theo những thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, một phần công nghệ của S-300V4 đã được kế thừa từ hệ thống S-400, do đó mang lại cho S-300V4 khả năng tấn công mạnh mẽ. Đạn tên lửa 40N6 của S-300V4 cũng được sử dụng trên hệ thống phòng không tối tân S-400.
Theo một số nguồn tin, loại đạn tên lửa mà hệ thống S-300V4 của Nga tấn công máy bay chiến đấu Su-27 và Su-24 của Ukraine vừa qua, có khả năng chỉ sử dụng đạn tên lửa đánh chặn 48N6DM; vì tên lửa 48N6DM cũng có tầm bắn đến 250 km.
Trong thời gian qua, Không quân Ukraine thường sử dụng chiến thuật bay cực thấp, nhằm tránh sự phát hiện của hệ thống phòng không Nga. Nhưng trên thực tế, Nga cũng có hệ thống cảnh báo sớm trên không A-50, nên Su-27 hoặc các loại chiến đấu khác của Không quân Ukraine, khó có thể thoát sự giám sát của hệ thống cảnh báo sớm Nga.
Khi chiếc Su-27 và Su-24 của Không quân Ukraine tung đòn tấn công bất ngờ, rõ ràng đã đâm thẳng vào tấm “khiên sắt” phòng thủ của Nga và Quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng phòng không của họ, thông qua tên lửa phòng không S-300V4.
Ngoài hệ thống phòng không dòng S-300, Nga còn triển khai hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tầm ngắn Pantsir-S1 ở khu vực biên giới với Ukraine, hình thành thế trận phòng không toàn diện, liên hoàn và vững chắc.
Qua vụ bắn hạ chiến đấu Su-27 và Su-24 của Không quân Ukraine vừa qua, tên lửa S-300V4 của Nga đã thiết lập kỷ lục thế giới mới. Hiện tại, khoảng cách tiêu diệt mục tiêu 217 km của tên lửa phòng không đất đối không S-300V4, là kỷ lục phòng không xa nhất được thiết lập và thành tích này lại thuộc về tên lửa của Nga.
Trước đó, hệ thống phòng không S-400 của Nga đã thiết lập kỷ lục thế giới, khi bắn hạ máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine ở vùng trời Kiev với khoảng cách 170 km; nhưng kỷ lục này đã bị hệ thống phòng không S-300V4 nhanh chóng phá vỡ.
Kể từ sau xung đột Nga-Ukraine, các hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine; do hiện nay, nên số lượng máy bay chiến đấu của Ukraine ngày càng ít đi; trong khi đó, phương Tây chưa thể viện trợ chiến đấu cơ theo chuẩn NATO cho Ukraine.