Lời đồn về Nhà máy thép Azovstal liệu có thật?
Sau hơn một tháng vây hãm, khu vực cảng Mariupol và Nhà máy luyện kim Ilyich đã nằm trong sự kiểm soát của quân Nga. Hiện chỉ còn Nhà máy thép Azovstal, nằm ở tả ngạn sông Kalimius và gần với biển Azov, trở thành nơi phòng thủ cuối cùng của Quân đội Ukraine tại Mariupol.
Mặc dù Azovstal không phải là nhà máy luyện kim lớn nhất ở Mariupol, nhưng nhà máy này nổi tiếng từ thời Liên Xô, do chuyên sản xuất thép đặc chủng, dùng để sản xuất xe tăng; mặt khác, Azovstal là “căn cứ địa” của Tiểu đoàn Azov mang tư tưởng cực hữu.
|
Ảnh: Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol |
Theo thông tin, Tiểu đoàn Azov đã sử dụng các tòa nhà của nhà máy, đặc biệt là các tầng hầm trú ẩn dưới lòng đất, để bố trí một số lượng lớn vũ khí hỏa lực và dự trữ một lượng lớn đạn dược, lương thực; thậm chí là gài cả thuốc nổ trong các tòa nhà, phòng khi Quân đội Nga tiến vào, họ sẽ cho nổ tung.
Vào đầu tháng Ba, khi Nga tiến hành chiến dịch bao vậy Mariupol, tin tức bắt đầu lan truyền trên mạng, nói rằng tòa nhà chính của Nhà máy thép Azovstal, “được thiết kế để tránh bom hạt nhân” thời Liên Xô.
Theo thông tin, tường nhà xưởng dày hơn 3 mét, trên trần có những tấm thép dày hàng chục cm. Dù là bom hay đạn pháo, thì cũng khó có thể xuyên thủng;
Còn các tòa nhà dưới lòng đất, lúc đầu được đồn là có 6 tầng, sau đó được đổi thành 8 tầng, thậm chí là …20 tầng, với 24 km đường hầm; thiết kế cho phép nhà máy “tiếp tục sản xuất trong điều kiện chiến tranh hạt nhân”?
Vài ngày trước, có một thông tin có phần thái quá và khó tin về Nhà máy thép Azovstal, đây không chỉ là một căn cứ bí mật của NATO ở Ukraine, thậm chí còn trang bị một hệ sinh quyển khép kín hoàn toàn, với mặt trời nhân tạo và máy tạo ô xy, được xây dựng trong các tòa nhà 20 tầng dưới lòng đất.
Tại các tầng hầm, người ta sản xuất oxy bằng cách điện phân nước và dự trữ đủ lương thực và đạn dược dùng trong 20 năm; tuy nhiên đó là sự đồn thổi vô căn cứ.
|
Ảnh: Quân đội Nga chiến đấu tại Nhà máy thép Azovstal. |
Azovstal: Trận quyết chiến cuối cùng của quân Nga tại Mariupol
Vậy Nhà máy luyện kim Azovstal, đặc biệt là tầng hầm của nhà máy, được cho là có thể “chống được bom hạt nhân”, có sức mạnh đến mức có thể cho các chiến binh Tiểu đoàn Azov “trường kỳ kháng chiến”, mà không cần đến tiếp viện của Kiev?
Liệu Quân đội Nga và lực lượng dân quân Donetsk có nên tấn công Nhà máy Azovstal không? chiến thuật thế nào? và "trận chiến cuối cùng" ở Mariupol sẽ kết thúc ra sao?
|
Ảnh: Pháo cối tự hành 2S4 240mm của Quân đội Nga được nhìn thấy tại thành phố Mariupol.
|
Theo các chuyên gia cho rằng, một số lời đồn thổi hiện tại về Nhà máy Azovstal thực sự khác xa so với ban đầu.
Nếu tính ra, theo khối lượng riêng của thép, nếu cần một tấm thép có độ dày vài chục cm, thì trọng lượng sẽ khiến kết cấu chịu lực của công trình nhà xưởng và việc chiếu sáng, thông gió bên trong công trình nhà xưởng, sẽ khó đạt được.
Tiếp đến là cấu trúc ngầm 6, 8 và 20 tầng và thậm chí còn cho rằng, những cấu trúc ngầm này “có thể chứa một dây chuyền sản xuất thép khác” là hết sức vô lý; vì các lò luyện thép, yêu cầu về oxy tinh khiết là rất cao, nếu bố trí dưới lòng đất, có thể sử dụng hết oxy trong vài phút.
Trên thực tế, dựa trên thông tin hiện tại, Nhà máy luyện kim Azovstal của Mariupol nhìn chung tương đối đơn giản; do nhà máy vẫn phải duy trì sản xuất bình thường, nên lực lượng dân quân Azov không thể xây dựng những căn cứ kiên cố bên trong; nếu các căn cứ phòng thủ được xây dựng từ thời Liên Xô, chắc chắn Quân đội Nga sẽ nắm được sơ đồ kiến trúc.
Nhìn từ góc độ xây dựng nhà máy, Nhà máy Azovstal và nhà máy luyện kim Ilyich thuộc cùng một giai đoạn xây dựng, nên hai nhà máy nên có cùng đặc điểm kỹ thuật và tiêu chuẩn giống nhau.
Đây là cấu trúc của một nhà xưởng công nghiệp điển hình kiểu Liên Xô; nhà máy, được chia thành mặt tiền, cột và trần và tường bao trong nhà máy.
Toàn bộ khu nhà xưởng tương đối kiên cố nhưng không phải là không thể phá hủy; quan sát Nhà máy luyện kim Ilyich, hỏa lực của pháo binh Nga đã dễ dàng phá hủy mái tôn của khu nhà xưởng và khung nhà của khu nhà xưởng đã bị sập.
Có thông tin cho rằng, có các trận địa phòng không bên trong nhà máy Azovstal, giới phân tích cho rằng thực sự là có. Bên ngoài khu vực sản xuất chính, có các xưởng phụ, là một số tòa nhà tương đối kiên cố, nơi đây có thể có các hầm trú ẩn nhiều tầng dưới lòng đất.
Tuy nhiên, loại hầm trú ẩn này, chắc chắn không đủ rộng để chứa một dây chuyền sản xuất thép, hoặc thậm chí toàn bộ lò cao luyện thép và luyện gang như lời đồn; nhưng có thể chứa lương thực và đạn dược.
Do đó, giới phân tích cho rằng, cuộc tấn công vào Nhà máy thép Azovstal dự kiến sẽ không khác nhiều so với Nhà máy Ilyich.
Chắc chắn việc đầu tiên, đó là quân Nga sẽ tổ chức bao vây khu vực xung quanh Nhà máy (việc này đã hoàn thành), và phần phía bắc của nhà máy, đặc biệt là khu dân cư cao tầng ở phía đông, có thể bố trí trạm quan sát và các vị trí bắn tỉa.
Vài ngày trước, hai dân quân Donetsk đã bị một tay súng bắn tỉa hạ sát ở phía đông Nhà máy Azovstal, điều này cho thấy rằng, lính bắn tỉa của Tiểu đoàn Azov vẫn hoạt động tích cực.
|
Ảnh: Một lính Ukraine chiến đấu phòng thủ tại Mariupol. |
Sau khi chiếm các công trình xung quanh của Nhà máy, quân Nga sẽ phải chiếm giữ núi xỉ ở góc Đông Nam khu nhà máy, đây là khu vực có độ cao, có thể quan sát toàn bộ khu vực Nhà máy Azovstal.
Tại bãi xỉ này, quân Nga có thể quan sát hành động của các chiến binh Tiểu đoàn Azov trong toàn bộ khu vực nhà máy và chỉ thị mục tiêu cho trận địa pháo của mình.
Sau khi chiếm được núi xỉ, giới phân tích tin rằng, việc tiếp theo chỉ là vấn đề tiến công của xe tăng, bộ binh đi theo và các trận địa pháo bắn thẳng.
Tất nhiên, quân Nga phải tính đến khả năng Tiểu đoàn Azov rút lui về các công sự ngầm, tránh các đợt pháo kích của quân Nga; sau đó dứt đợt pháo kích, sẽ kháng cự lại. Do vậy quân Nga có khả năng phải sử dụng pháo nhiệt áp và thậm chí là bom napalm.
Đối với các công sự ngầm của Tiểu đoàn Azov, các chuyên gia cho rằng, tình huống chiến đấu trong các công sự dưới lòng đất phức tạp hơn, và chiến binh Tiểu đoàn Azov có thể có lợi thế về tầm nhìn ban đêm; vì vậy, ý tưởng đưa binh lính tiến hành truy quét vào các đường hầm là không nên.
|
Ảnh: Phân xưởng cán thép nóng của Nhà máy thép Mariupol |
Cách tiết kiệm chi phí nhất là tìm tất cả các lối vào và lối ra công sự ngầm, sau đó dùng bê tông bịt các lối ra-vào, dùng hơi cay hoặc thậm chí là nước biển để lấp đầy. Nếu các chiến binh không đầu hàng, tất cả Tiểu đoàn Azov sẽ bị chôn sống.
Tựu chung lại, sau khi kết thúc trận chiến ở Nhà máy luyện kim Ilyich và khu vực cảng biển Mariupol, mọi sự chú ý đều đổ vào “căn cứ địa” cuối cùng của Tiểu đoàn Azov là Nhà máy thép Azovstal. Đây chắc chắn là trận chiến khó khăn với quân Nga, nhưng với quyết tâm lớn, quân Nga không thể không vượt qua.