Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, điểm đáng chú ý là cả hai bên vẫn còn sử dụng rất nhiều vũ khí từ thời Liên Xô; những vũ khí này được thiết kế cho một cuộc chiến tổng lực và đáng được “nghỉ hưu”, nhưng chúng vẫn được sử dụng trong cuộc xung đột của hai quốc gia, từng một thời dưới “mái nhà chung” Liên Xô.Nổi bật nhất là xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. T-80 là loại xe tăng hạng trung, do Liên Xô phát triển và trang bị từ đầu thập niên 1970. Đây cũng là xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới, sử dụng động cơ chạy bằng tuabin khí.Vào thời điểm đó, hệ thống điều khiển hỏa lực ổn định trên hai mặt phẳng, giáp composite gốm và pháo nòng trơn 125mm, trang bị cho xe tăng T-80, chắc chắn là đẳng cấp hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trước khi Liên Xô tan rã vào thập niên 1990, các nhà thiết kế Liên Xô lúc bấy giờ cũng nhận ra một số vấn đề cố hữu của xe tăng T-80, như khung gầm thấp, tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu của động cơ tuabin khí cao, động cơ yếu, tháp pháo hạn chế hệ thống điều khiển hỏa lực.Cuộc thử lửa đầu tiên của T-80 là hoạt động chống nổi dậy ở Chechnya, đã bộc lộ hết những điểm yếu của dòng T-80; nên vào cuối những năm 1990, Nga đã quyết định không tiếp tục sản xuất xe tăng dòng T-80 và vẫn quyết định sử dụng cho đến khi loại biên.Năm 2009, khi ông Serdyukov làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân đội Nga bắt đầu thực hiện cải cách quân sự. Quân đội Nga thông báo rằng, tất cả các xe tăng dòng T-80 sẽ ngừng hoạt động và niêm phong; thay vào đó xe tăng T-72 được nâng cấp lên chuẩn T-72B3 và T-90M được chế tạo mới. Đồng thời Nga cũng đẩy mạnh phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ 4 đó là T-14 Armata; đây cũng là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga trong tương lai. Tuy nhiên dự án này vẫn dậm chân tại chỗ, và kết quả là Quân đội Nga vẫn sử dụng phần lớn các loại xe tăng chiến đấu có từ thời Liên Xô.Sau khi Bộ trưởng Serdyukov bị rời nhiệm sở, người kế nhiệm ông là Shoigu vẫn đi theo con đường truyền thống của Quân đội Liên Xô trước kia, đó là xây dựng các binh đoàn xe tăng mạnh; do vậy Quân đội Nga tiếp tục nâng cấp các xe tăng cũ, từ trong kho dự trữ của Quân đội Liên Xô trước kia. Mặt khác, để tạo điều kiện kinh doanh cho nhà máy Omsk, Quân đội Nga cũng bắt đầu mua một phiên bản cải tiến sâu của T-80BV, đó là T-80BVM. T-80BVM sử dụng giáp phản ứng nổ loại mới nhất và hệ thống quan sát ảnh nhiệt tích hợp; đưa T-80 trở thành xe tăng thế hệ 3 thực thụ.Tuy nhiên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, T-80U với tư cách là đơn vị thiết giáp đầu tiên tiến vào Ukraine, đã bị tổn thất nhất định; điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong cuộc chiến tại Chechnya, T-80U là loại xe tăng bị thiệt hại nhiều nhất.Nhưng ngạc nhiên nhất đó là, từ cuộc tấn công Kyiv-Sumui ban đầu cho đến loạt xe tăng T-80 của Nga tham gia vào cuộc bao vây của quân đội miền đông Ukraine ở khu vực Donbas, chỉ có rất ít T-80BVM, mà chủ yếu là những chiếc T -80U / UE và T-80BV, vẫn từ thời tham chiến tại Chechnya, vào đầu thập niên 1990.Ngoài ra, trên hướng Luhansk, Quân đội Nga cũng sử dụng xe tăng T-80BV khi hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng dân quân Luhansk. Những chiếc xe tăng này, được chế tạo dưới thời Liên Xô và được cất giữ trong những kho dự trữ; thậm chí chúng chưa hề được nâng cấp qua hai đời bộ trưởng quốc phòng của Nga. Không chỉ có Nga, Ukraine cũng là nước cộng hòa chính sản xuất xe tăng T-80 ở Liên Xô. Năm 1987, khi Liên Xô vào giai đoạn cuối, Phòng thiết kế Morozov của Ukraine và Nhà máy Maleshev đã phát triển và sản xuất động cơ diesel hai thì 6TD1, thay cho động cơ tuabin khí và có mã hiệu T-80 UD.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa kế số xe tăng T-80 chỉ sau Nga, với số lượng lên tới hàng nghìn chiếc; thậm chí Ukraine còn phát triển phiên bản T-84 với tháp pháo hàn (giống với tháp pháo của T-90S Nga), và pháo 120 mm sử dụng tiêu chuẩn phương Tây. Xe tăng nòng trơn T-84-120 Yatagan và T-84 là những xe tăng chiến đấu chủ lực, có tính năng tiên tiến, do chính người Ukraine phát triển; nhưng lại không xuất hiện trong cuộc chiến này. Điều này rõ ràng có liên quan đến số phận tương lai của Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine cũng đã nâng cấp và chuyển đổi một số xe tăng dòng T-80. Ví dụ, nhà máy Malyshev đã thay thế tuabin khí của xe tăng T-80BV nguyên bản, bằng động cơ diesel hai thì 6TD1, được gọi là T-80BVD.Ngoài ra Ukraine còn cải tiến thêm T-80BV và T-80UD, được trang bị giáp phản ứng nổ Blade do Ukraine tự phát triển và hệ thống điều khiển hỏa lực mới, có tích hợp máy ngắm ảnh nhiệt.Những chiếc xe tăng này cũng đã từng xuất hiện và bị tổn thất trong chiến tranh Nga-Ukraine, nhưng truyền thông thường nhầm lẫn, đó là xác xe tăng của Quân đội Nga. Vì vậy, ngoại trừ một vài bức ảnh có thể chứng minh rằng nó là xe tăng của Ukraine, thì rất ít khi được xác nhận. Nếu “linh hồn” của dòng xe tăng giá rẻ T-72, được Nga tiếp nối bằng phiên bản T-90M Proryv (Đột phá), thì cuộc chiến Nga-Ukraine này, có thể sẽ là lần xuất hiện quy mô lớn cuối cùng của dòng xe tăng T-80 nổi danh, một thời làm phương Tây kinh hãi.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, điểm đáng chú ý là cả hai bên vẫn còn sử dụng rất nhiều vũ khí từ thời Liên Xô; những vũ khí này được thiết kế cho một cuộc chiến tổng lực và đáng được “nghỉ hưu”, nhưng chúng vẫn được sử dụng trong cuộc xung đột của hai quốc gia, từng một thời dưới “mái nhà chung” Liên Xô.
Nổi bật nhất là xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. T-80 là loại xe tăng hạng trung, do Liên Xô phát triển và trang bị từ đầu thập niên 1970. Đây cũng là xe tăng sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới, sử dụng động cơ chạy bằng tuabin khí.
Vào thời điểm đó, hệ thống điều khiển hỏa lực ổn định trên hai mặt phẳng, giáp composite gốm và pháo nòng trơn 125mm, trang bị cho xe tăng T-80, chắc chắn là đẳng cấp hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, trước khi Liên Xô tan rã vào thập niên 1990, các nhà thiết kế Liên Xô lúc bấy giờ cũng nhận ra một số vấn đề cố hữu của xe tăng T-80, như khung gầm thấp, tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu của động cơ tuabin khí cao, động cơ yếu, tháp pháo hạn chế hệ thống điều khiển hỏa lực.
Cuộc thử lửa đầu tiên của T-80 là hoạt động chống nổi dậy ở Chechnya, đã bộc lộ hết những điểm yếu của dòng T-80; nên vào cuối những năm 1990, Nga đã quyết định không tiếp tục sản xuất xe tăng dòng T-80 và vẫn quyết định sử dụng cho đến khi loại biên.
Năm 2009, khi ông Serdyukov làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân đội Nga bắt đầu thực hiện cải cách quân sự. Quân đội Nga thông báo rằng, tất cả các xe tăng dòng T-80 sẽ ngừng hoạt động và niêm phong; thay vào đó xe tăng T-72 được nâng cấp lên chuẩn T-72B3 và T-90M được chế tạo mới.
Đồng thời Nga cũng đẩy mạnh phát triển xe tăng chiến đấu thế hệ 4 đó là T-14 Armata; đây cũng là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga trong tương lai. Tuy nhiên dự án này vẫn dậm chân tại chỗ, và kết quả là Quân đội Nga vẫn sử dụng phần lớn các loại xe tăng chiến đấu có từ thời Liên Xô.
Sau khi Bộ trưởng Serdyukov bị rời nhiệm sở, người kế nhiệm ông là Shoigu vẫn đi theo con đường truyền thống của Quân đội Liên Xô trước kia, đó là xây dựng các binh đoàn xe tăng mạnh; do vậy Quân đội Nga tiếp tục nâng cấp các xe tăng cũ, từ trong kho dự trữ của Quân đội Liên Xô trước kia.
Mặt khác, để tạo điều kiện kinh doanh cho nhà máy Omsk, Quân đội Nga cũng bắt đầu mua một phiên bản cải tiến sâu của T-80BV, đó là T-80BVM. T-80BVM sử dụng giáp phản ứng nổ loại mới nhất và hệ thống quan sát ảnh nhiệt tích hợp; đưa T-80 trở thành xe tăng thế hệ 3 thực thụ.
Tuy nhiên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, T-80U với tư cách là đơn vị thiết giáp đầu tiên tiến vào Ukraine, đã bị tổn thất nhất định; điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì trong cuộc chiến tại Chechnya, T-80U là loại xe tăng bị thiệt hại nhiều nhất.
Nhưng ngạc nhiên nhất đó là, từ cuộc tấn công Kyiv-Sumui ban đầu cho đến loạt xe tăng T-80 của Nga tham gia vào cuộc bao vây của quân đội miền đông Ukraine ở khu vực Donbas, chỉ có rất ít T-80BVM, mà chủ yếu là những chiếc T -80U / UE và T-80BV, vẫn từ thời tham chiến tại Chechnya, vào đầu thập niên 1990.
Ngoài ra, trên hướng Luhansk, Quân đội Nga cũng sử dụng xe tăng T-80BV khi hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng dân quân Luhansk. Những chiếc xe tăng này, được chế tạo dưới thời Liên Xô và được cất giữ trong những kho dự trữ; thậm chí chúng chưa hề được nâng cấp qua hai đời bộ trưởng quốc phòng của Nga.
Không chỉ có Nga, Ukraine cũng là nước cộng hòa chính sản xuất xe tăng T-80 ở Liên Xô. Năm 1987, khi Liên Xô vào giai đoạn cuối, Phòng thiết kế Morozov của Ukraine và Nhà máy Maleshev đã phát triển và sản xuất động cơ diesel hai thì 6TD1, thay cho động cơ tuabin khí và có mã hiệu T-80 UD.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa kế số xe tăng T-80 chỉ sau Nga, với số lượng lên tới hàng nghìn chiếc; thậm chí Ukraine còn phát triển phiên bản T-84 với tháp pháo hàn (giống với tháp pháo của T-90S Nga), và pháo 120 mm sử dụng tiêu chuẩn phương Tây.
Xe tăng nòng trơn T-84-120 Yatagan và T-84 là những xe tăng chiến đấu chủ lực, có tính năng tiên tiến, do chính người Ukraine phát triển; nhưng lại không xuất hiện trong cuộc chiến này. Điều này rõ ràng có liên quan đến số phận tương lai của Ukraine.
Tuy nhiên, Ukraine cũng đã nâng cấp và chuyển đổi một số xe tăng dòng T-80. Ví dụ, nhà máy Malyshev đã thay thế tuabin khí của xe tăng T-80BV nguyên bản, bằng động cơ diesel hai thì 6TD1, được gọi là T-80BVD.
Ngoài ra Ukraine còn cải tiến thêm T-80BV và T-80UD, được trang bị giáp phản ứng nổ Blade do Ukraine tự phát triển và hệ thống điều khiển hỏa lực mới, có tích hợp máy ngắm ảnh nhiệt.
Những chiếc xe tăng này cũng đã từng xuất hiện và bị tổn thất trong chiến tranh Nga-Ukraine, nhưng truyền thông thường nhầm lẫn, đó là xác xe tăng của Quân đội Nga. Vì vậy, ngoại trừ một vài bức ảnh có thể chứng minh rằng nó là xe tăng của Ukraine, thì rất ít khi được xác nhận.
Nếu “linh hồn” của dòng xe tăng giá rẻ T-72, được Nga tiếp nối bằng phiên bản T-90M Proryv (Đột phá), thì cuộc chiến Nga-Ukraine này, có thể sẽ là lần xuất hiện quy mô lớn cuối cùng của dòng xe tăng T-80 nổi danh, một thời làm phương Tây kinh hãi.