Truyền thông Indonesia vừa khiến giới quan sát bất ngờ, với sự xuất hiện của khẩu pháo AU-220M trên tàu chiến Đề án KCR-60M.Điều đáng nói, đây là loại pháo được phát triển cho các phương tiện mặt đất, vừa chỉ được Nga cho ra đời cách đây không lâu, và hiện đang được coi là loại pháo hạm 57mm hiện đại bậc nhất thế giới.Việc trang bị khẩu pháo này cho tàu chiến KCR-60M, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu rất phức tạp, khi Indonesia có thể biến pháo mặt đất, thành pháo hạm trên tàu chiến mặt nước.Xuất hiện từ IDEX-2015, khẩu pháo AU-220M có cỡ nòng 57mm của Nga, đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của thế giới, với những tính năng cực kỳ đặc biệt mà nó được trang bị.Đầu tiên, Nga quảng cáo khẩu pháo 57mm này như một loại vũ khí dành cho phương tiện chiến đấu mặt đất, với mức độ hiện đại cao hơn nhiều so với những khẩu pháo trước đây thường được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh.Điểm đáng chú ý nhất của loại pháo tự động này đó là nó có cơ cấu điều khiển điện tử hoàn toàn, không còn cần tới xạ thủ ngồi trực tiếp bên trong tháp pháo như những loại hỏa lực kiểu cũ.Ở phiên bản dành cho xe chiến đấu bộ binh, pháo AU-220M được trang bị 200 viên đạn cỡ 57mm, cùng một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm với 2000 viên đạn dự phòng.Với cơ cấu nòng đặc biệt cùng với loại đạn được sản xuất riêng, khẩu pháo này có khả năng khai hỏa với tầm xa lên tới 12 km - xa gấp gần 3 lần tầm bắn tối đa của pháo chính trên xe tăng chủ lực.Ở phiên bản dành cho hải quân, khẩu pháo này vẫn được trang bị kèm một súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm. Hệ thống pháo này cũng được Nga quảng cáo là nhỏ gọn và dễ nâng cấp cho các thế hệ tàu chiến cũ.Với sức mạnh của mình, khẩu pháo hạm AU-220M sẽ thích hợp để tấn công các mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ như tàu tuần tra, hoặc thậm chí mục tiêu bay ở độ cao thấp như máy bay trực thăng.Tới nay, có thể coi Hải quân Indonesia là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á, được trang bị khẩu pháo hạm hiện đại này trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Roe. Cận cảnh sức mạnh của khẩu pháo AU-220M tự động mới được Nga cho ra mắt cách đây không lâu. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Truyền thông Indonesia vừa khiến giới quan sát bất ngờ, với sự xuất hiện của khẩu pháo AU-220M trên tàu chiến Đề án KCR-60M.
Điều đáng nói, đây là loại pháo được phát triển cho các phương tiện mặt đất, vừa chỉ được Nga cho ra đời cách đây không lâu, và hiện đang được coi là loại pháo hạm 57mm hiện đại bậc nhất thế giới.
Việc trang bị khẩu pháo này cho tàu chiến KCR-60M, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu rất phức tạp, khi Indonesia có thể biến pháo mặt đất, thành pháo hạm trên tàu chiến mặt nước.
Xuất hiện từ IDEX-2015, khẩu pháo AU-220M có cỡ nòng 57mm của Nga, đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của thế giới, với những tính năng cực kỳ đặc biệt mà nó được trang bị.
Đầu tiên, Nga quảng cáo khẩu pháo 57mm này như một loại vũ khí dành cho phương tiện chiến đấu mặt đất, với mức độ hiện đại cao hơn nhiều so với những khẩu pháo trước đây thường được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh.
Điểm đáng chú ý nhất của loại pháo tự động này đó là nó có cơ cấu điều khiển điện tử hoàn toàn, không còn cần tới xạ thủ ngồi trực tiếp bên trong tháp pháo như những loại hỏa lực kiểu cũ.
Ở phiên bản dành cho xe chiến đấu bộ binh, pháo AU-220M được trang bị 200 viên đạn cỡ 57mm, cùng một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm với 2000 viên đạn dự phòng.
Với cơ cấu nòng đặc biệt cùng với loại đạn được sản xuất riêng, khẩu pháo này có khả năng khai hỏa với tầm xa lên tới 12 km - xa gấp gần 3 lần tầm bắn tối đa của pháo chính trên xe tăng chủ lực.
Ở phiên bản dành cho hải quân, khẩu pháo này vẫn được trang bị kèm một súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm. Hệ thống pháo này cũng được Nga quảng cáo là nhỏ gọn và dễ nâng cấp cho các thế hệ tàu chiến cũ.
Với sức mạnh của mình, khẩu pháo hạm AU-220M sẽ thích hợp để tấn công các mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ như tàu tuần tra, hoặc thậm chí mục tiêu bay ở độ cao thấp như máy bay trực thăng.
Tới nay, có thể coi Hải quân Indonesia là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á, được trang bị khẩu pháo hạm hiện đại này trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Roe.
Cận cảnh sức mạnh của khẩu pháo AU-220M tự động mới được Nga cho ra mắt cách đây không lâu. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.