Mặc dù vậy, đại diện đơn vị chuyên sản xuất các tổ hợp phòng không lớn nhất tại Nga - Tập đoàn Almaz-Antey lại không đánh giá cao tên lửa hành trình Taurus của Đức."Almaz-Antey có thể thay đổi thuật toán của hệ thống tên lửa phòng không ngay tại địa điểm triển khai nhằm cải thiện khả năng chống lại máy bay không người lái", Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển khoa học và kỹ thuật của tập đoàn - ông Sergei Druzin nói rõ.Kể từ khi bùng nổ chiến sự tại Ukraine, các chuyên gia của Almaz-Antey đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Vì vậy việc thay thế các thuật toán của hệ thống phòng không là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được."Ở mức độ lớn hơn, cả thiết bị và thuật toán của chúng tôi đều đã được cải tiến, đồng thời khả năng của những tổ hợp phòng không cũng được mở rộng"."Tất cả điều này được tiến hành triệt để. Trong một số trường hợp, các thuật toán sửa đổi được thực hiện ngay tại địa điểm triển khai tổ hợp phòng không", ông Druzin cho hay.Thảo luận về khả năng đối đầu tên lửa hành trình Taurus do Đức sản xuất, đại diện của Almaz-Antey cho biết, mặc dù đây là mục tiêu khó, nhưng không gây ra vấn đề gì cho các hệ thống phòng không của Nga."Thành thật mà nói, đây không phải một mục tiêu dễ dàng, khi nó có diện tích phản xạ radar nhỏ, nghĩa rất khó để phát hiện và bắn hạ. Nhưng tiềm năng của lực lượng phòng không Nga là rất lớn, mang lại niềm tin sẽ đối phó thành công vũ khí này", ông Druzin kết luận.Mặc dù vậy, nếu xảy ra trường hợp đối đầu giữa lực lượng phòng không Nga và tên lửa hành trình Taurus, chưa có gì đảm bảo vũ khí trên sẽ bị bắn hạ dễ dàng như những gì đại diện Tập đoàn Almaz-Antey tự tin khẳng định.Trước đó, bất chấp việc Nga rất tin tưởng sẽ tiêu diệt nhanh chóng các tên lửa Storm Shadow hay ATACMS, nhưng thực tế hai loại vũ khí trên vẫn liên tiếp gây ra cho họ những thiệt hại rất lớn.Tuy vậy, với những gì diễn ra hiện nay, Ukraine rất khó nhận được tên lửa hành trình Taurus từ Đức, mặc dù Kyiv liên tục yêu cầu Berlin cung cấp.Tổng thống Ukraine Zelensky trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild của Đức đã nói rằng ông hiểu những lo ngại của Thủ tướng Scholz về việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus, do chính quyền Berlin có mối lo sợ về mối đe dọa hạt nhân từ Nga.Cần nhắc lại rằng Đức không sở hữu vũ khí hạt nhân, do vậy tên lửa hành trình Taurus là phương tiện răn đe mạnh nhất mà Berlin có. Tuy nhiên ông Zelensky khẳng định rằng những tên lửa này sẽ không bảo vệ được Đức khỏi “mối đe dọa hạt nhân” từ Moskva."Theo tôi hiểu, Thủ tướng Scholz nói rằng Đức không phải là một cường quốc hạt nhân và đây là hệ thống vũ khí mạnh nhất mà họ sở hữu, và ông ấy không thể bảo vệ đất nước của mình nếu không có những tên lửa hành trình này", ông Zelensky nói.Ngoài ra Thủ tướng Đức nhiều lần giải thích lý do từ chối cung cấp tên lửa Taurus là bởi không muốn kéo nước mình vào xung đột trực tiếp với Nga. Berlin đặc biệt lo ngại khả năng Kyiv sẽ sử dụng vũ khí này để tiến hành các cuộc tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga.
Mặc dù vậy, đại diện đơn vị chuyên sản xuất các tổ hợp phòng không lớn nhất tại Nga - Tập đoàn Almaz-Antey lại không đánh giá cao tên lửa hành trình Taurus của Đức.
"Almaz-Antey có thể thay đổi thuật toán của hệ thống tên lửa phòng không ngay tại địa điểm triển khai nhằm cải thiện khả năng chống lại máy bay không người lái", Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực phát triển khoa học và kỹ thuật của tập đoàn - ông Sergei Druzin nói rõ.
Kể từ khi bùng nổ chiến sự tại Ukraine, các chuyên gia của Almaz-Antey đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Vì vậy việc thay thế các thuật toán của hệ thống phòng không là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được.
"Ở mức độ lớn hơn, cả thiết bị và thuật toán của chúng tôi đều đã được cải tiến, đồng thời khả năng của những tổ hợp phòng không cũng được mở rộng".
"Tất cả điều này được tiến hành triệt để. Trong một số trường hợp, các thuật toán sửa đổi được thực hiện ngay tại địa điểm triển khai tổ hợp phòng không", ông Druzin cho hay.
Thảo luận về khả năng đối đầu tên lửa hành trình Taurus do Đức sản xuất, đại diện của Almaz-Antey cho biết, mặc dù đây là mục tiêu khó, nhưng không gây ra vấn đề gì cho các hệ thống phòng không của Nga.
"Thành thật mà nói, đây không phải một mục tiêu dễ dàng, khi nó có diện tích phản xạ radar nhỏ, nghĩa rất khó để phát hiện và bắn hạ. Nhưng tiềm năng của lực lượng phòng không Nga là rất lớn, mang lại niềm tin sẽ đối phó thành công vũ khí này", ông Druzin kết luận.
Mặc dù vậy, nếu xảy ra trường hợp đối đầu giữa lực lượng phòng không Nga và tên lửa hành trình Taurus, chưa có gì đảm bảo vũ khí trên sẽ bị bắn hạ dễ dàng như những gì đại diện Tập đoàn Almaz-Antey tự tin khẳng định.
Trước đó, bất chấp việc Nga rất tin tưởng sẽ tiêu diệt nhanh chóng các tên lửa Storm Shadow hay ATACMS, nhưng thực tế hai loại vũ khí trên vẫn liên tiếp gây ra cho họ những thiệt hại rất lớn.
Tuy vậy, với những gì diễn ra hiện nay, Ukraine rất khó nhận được tên lửa hành trình Taurus từ Đức, mặc dù Kyiv liên tục yêu cầu Berlin cung cấp.
Tổng thống Ukraine Zelensky trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Bild của Đức đã nói rằng ông hiểu những lo ngại của Thủ tướng Scholz về việc chuyển giao tên lửa hành trình Taurus, do chính quyền Berlin có mối lo sợ về mối đe dọa hạt nhân từ Nga.
Cần nhắc lại rằng Đức không sở hữu vũ khí hạt nhân, do vậy tên lửa hành trình Taurus là phương tiện răn đe mạnh nhất mà Berlin có. Tuy nhiên ông Zelensky khẳng định rằng những tên lửa này sẽ không bảo vệ được Đức khỏi “mối đe dọa hạt nhân” từ Moskva.
"Theo tôi hiểu, Thủ tướng Scholz nói rằng Đức không phải là một cường quốc hạt nhân và đây là hệ thống vũ khí mạnh nhất mà họ sở hữu, và ông ấy không thể bảo vệ đất nước của mình nếu không có những tên lửa hành trình này", ông Zelensky nói.
Ngoài ra Thủ tướng Đức nhiều lần giải thích lý do từ chối cung cấp tên lửa Taurus là bởi không muốn kéo nước mình vào xung đột trực tiếp với Nga. Berlin đặc biệt lo ngại khả năng Kyiv sẽ sử dụng vũ khí này để tiến hành các cuộc tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga.