Theo đó, bài phân tích của Military Today đánh giá năng lực tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên một số phương diện chủ yếu như: Năng lực chống hạm; năng lực chống ngầm; năng lực phòng không chống tên lửa; năng lực tác chiến đổ bộ và tác chiến thuỷ lôi.
Năng lực tác chiến và trang bị
Theo nhiều nguồn thống kê không chính thức của Military Today hiện tại Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị tổng cộng 145 chiến hạm, trong đó tàu ngầm thông thường 6 chiếc, tàu hộ vệ 14 chiếc, tàu tuần tra 56 chiếc, tàu đổ bộ 36 chiếc, tàu tác chiến thuỷ lôi 13 chiếc, tàu bảo đảm hậu cần 22 chiếc.
|
Tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân. |
- Năng lực tác chiến chống hạm: Hải quân Việt Nam về cơ bản có năng lực chống hạm trên cả 4 không gian tác chiến, từ trên bộ, trên mặt nước, dưới nước và trên không.
Chống hạm từ trên không chủ yếu dựa vào 3 loại máy bay tác chiến là Su-30, Su-27 và Su-22; trong đó Su-27 và Su-22 có năng lực tấn công đối đất tương đối mạnh, có thể treo các loại tên lửa không đối đất, không đối hạm như X-28, X-59.
Trong khi đó chống hạm mặt nước chủ yếu dựa vào 14 tàu hộ vệ/tàu hộ vệ cỡ nhỏ, trong đó 2 chiếc tàu hộ vệ Gepard mới nhận bàn giao năm 2010, lượng giãn nước mãn tải là 2.134 tấn, trang bị trên tàu 2 bộ phương tiện 4 ống phóng tên lửa chống hạm SS-N-25, 2 hệ thống phóng ngư lôi ống phóng kép 533mm, trong đó tầm bắn hiệu quả của tên lửa SS-N-25 là 130km.
Năng lực chống hạm dưới nước của Việt Nam hiện tại chủ yếu dựa vào các tàu ngầm lớp Kilo, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể mang theo 18 ngư lôi TEST-71ME do Nga chế tạo.
Cuối cùng là chống hạm từ trên bộ với vào hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh, Redut và Bastion mua của Liên Xô trước đây và Nga hiện tại, các loại tên lửa này có tầm bắn tương đối gần, mối uy hiếp tạo ra đối với những loại tàu hoạt động ở khu vực xa bờ là không lớn.
|
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân. |
- Đối với năng lực chống ngầm: Hải quân Việt Nam có nhiều loại trang bị chống ngầm như máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, có năng lực chống ngầm nhất định. Lực lượng chống ngầm trên không chủ yếu gồm 2 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 7 chiếc máy bay trực thăng Ka-27 và một số lượng nhỏ máy bay tuần tra chống ngầm P-12, máy bay trực thăng chống ngầm Ka-25, Ka-28.
Lực lượng chống hạm trên biển gồm tàu hộ vệ và tàu tuần tra. Các tàu hộ vệ lớp Gepard, tàu hộ vệ lớp Petya, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu hộ vệ lớp Pohang… có thể tiến hành bắt bám, phân loại, nhận biết, định vị và tấn công đối với những tàu ngầm phát hiện được. Chống ngầm dưới nước chủ yếu sử dụng tàu ngầm lớp Kilo, khi bố trí ở khu vực giao thông trọng yếu trên Biển Đông.
- Năng lực phòng không trên hạm: Hải quân Việt Nam đã xây dựng một hệ thống radar phòng không cảnh báo sớm tương đối hoàn thiện với tổng số rađar khoảng 1.000 bộ, chủ yếu bao gồm rađa cảnh giới (п-10 và п-17), rađa cảnh báo sớm (п-12, 14 và п-15), trong đó cự ly do thám lớn nhất của rađa п-10 là 350km, cự ly tác dụng lớn nhất của п-14 là 630km.
|
Trực thăng chống ngầm K-27 của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Wikipedia |
- Đối với năng lực tác chiến đổ bộ và tác chiến thủy lôi: Số lượng tàu đổ bộ và tàu tác chiến thuỷ lôi của Hải quân Việt Nam tương đối lớn, năng lực tác chiến tổng thể khá mạnh. Hiện nay, Việt Nam có 36 tàu đổ bộ, gồm 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng, 3 chiếc tàu đổ bộ cỡ vừa và 30 chiếc tàu đổ bộ cỡ nhỏ, qui mô số lượng tương đối lớn.
Trong đó, 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng có trang thiết bị trên tàu tương đối mới, có năng lực tác chiến nhất định. Trong tác chiến chống thuỷ, hiện nay Việt Nam có 8 tàu tác chiến thuỷ lôi, đều có năng lực rải/quét lôi, có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến rải lôi khi tiến hành tác chiến chống đổ bộ. Ngoài ra, các tàu hộ vệ lớp Gepard, tàu hộ vệ lớp Petya cũng có năng lực rải lôi khi có yêu cầu.
Mời độc giả xem video: Quân chủng Hải quân làm chủ trang thiết bị khí tài hiện đại. (nguồn Truyền hình Hải quân)