Theo đó các tàu đổ bộ LST thuộc biên chế Lữ đoàn 125 Hải quân hiện vẫn đang giữ "ngôi vị" tàu đổ bộ lớn nhất Việt Nam. Khi chúng có lượng giãn nước lên đến gần 4.000 tấn, trong khi các tàu lớp Polnocny của Liên Xô mà chúng ta đang sở hữu chỉ hơn 800 tấn. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Bên cạnh khả năng chở khả năng chở quân và các phương tiện thiếp giáp. Các tàu đổ bộ LST cũng được vũ trang khá mạnh với ba tháp pháo phòng không trên hạm Bofors 40mm. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Trong biên chế Hải quân Việt Nam hiện tại các mẫu pháo hạm do Mỹ chế tạo có số lượng khá khiêm tốn, và Bofors 40mm là một trong số đó. Việc duy trì hệ số chiến đấu của loại pháo này trên các tàu đổ bộ LST được xem là thành công lớn đối với công nghiệp quốc phòng Việt Nam khi mà từ lâu chúng ta đã không thể tiếp cận với các nguồn cung cấp phụ tùng và đạn dược cho loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Theo đó trên các tàu LST hiện tại, Lữ đoàn 125 vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu với cả ba tháp pháo phòng không Bofors 40mm, trong đó có một pháo nòng đôi và hai pháo nòng đơn. Cả hai biến thể này đều được Hải quân Mỹ phát triển từ mẫu pháo phòng không Bofors 40mm L/60 của Anh. Nguồn ảnh: QPVN.Được thiết kế bởi Thụy Điển vào năm 1930 và đưa vào trang bị từ năm 1934 tới nay. Bofors 40mm góp mặt trong mười hai cuộc chiến tranh lớn nhỏ trong đó có cả Chiến tranh Việt Nam. Được biết, các tàu đổ bộ LST cũng như pháo Bofors là một trong nhiều vũ khí chiến lợi phẩm mà Hải quân ta thu giữ được sau năm 1975. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.Trọng lượng chiến đấu của mỗi khẩu pháo Bofors vào khoảng từ 2 đến 5 tấn tùy theo phiên bản (1 hoặc 2 nòng), kíp pháo thủ cũng thay đổi từ 5-6 binh sĩ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Với góc nâng từ -5 độ cho đến 90 độ, Bofors có thể xoay 180 độ quanh trục pháo. Tốc độ bắn từ 120 đến 330 phát/phút. Sử dụng cỡ đạn 40 x 364mmR, tầm bắn hiệu quả từ 7 đến 12 km. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Bên cạnh nhiệm vụ phòng không, pháo Bofors cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Được biết, ở thời điển hiện tại Quân đội ta đã làm chủ công nghệ chế tạo đạn pháo 40 x 364mmR giành cho pháo Bofors, cũng như sản xuất được một số chi tiết phụ tùng thay thế cho khẩu pháo có tuổi đời gần 80 tuổi này. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Với việc duy trì được khả năng chiến đấu của pháo Bofors nói riêng và các tàu đổ bộ LST nói chung, đã chứng minh được năng lực công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong giai đoạn mới, mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.Kể từ năm 1940, Hải quân Mỹ đã sử dụng khoảng 60.000 khẩu pháo Bofors và trang bị rộng rãi cho cả các đồng minh thân cận của mình. Đây là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như những năm liền sau đó trước khi bị loại bỏ hoàn toàn vào thập niên 80. Nguồn ảnh: Wikipedia.Với tầm bắn xa, uy lực mạnh, Bofors được đánh giá là vượt trội so với pháo hạm nòng đôi V11 cỡ nòng 37mm của Liên Xô cùng thời với nó. Nguồn ảnh: Wikipedia.Cận cảnh các tháp pháo phòng không pháo Bofors trên tàu đổ bộ LST của Hải quân Đài Loan. Nguồn ảnh: Wikipedia.Các tàu đổ bộ LST có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.698 tấn, dài 100m, rộng 15m. Tàu trang bị 2 động cơ diesel General Motors 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia.Tàu có khả năng chở khoảng 140 lính thủy, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (treo dọc hông) và các xe tăng PT-76, xe bọc thép BTR-60PB. Nguồn ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: Lữ đoàn 125 Hải quân sẵn sàng trong nhiệm vụ chiến đấu. (nguồn Truyền hình Hải quân)
Theo đó các tàu đổ bộ LST thuộc biên chế Lữ đoàn 125 Hải quân hiện vẫn đang giữ "ngôi vị" tàu đổ bộ lớn nhất Việt Nam. Khi chúng có lượng giãn nước lên đến gần 4.000 tấn, trong khi các tàu lớp Polnocny của Liên Xô mà chúng ta đang sở hữu chỉ hơn 800 tấn. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Bên cạnh khả năng chở khả năng chở quân và các phương tiện thiếp giáp. Các tàu đổ bộ LST cũng được vũ trang khá mạnh với ba tháp pháo phòng không trên hạm Bofors 40mm. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Trong biên chế Hải quân Việt Nam hiện tại các mẫu pháo hạm do Mỹ chế tạo có số lượng khá khiêm tốn, và Bofors 40mm là một trong số đó. Việc duy trì hệ số chiến đấu của loại pháo này trên các tàu đổ bộ LST được xem là thành công lớn đối với công nghiệp quốc phòng Việt Nam khi mà từ lâu chúng ta đã không thể tiếp cận với các nguồn cung cấp phụ tùng và đạn dược cho loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Theo đó trên các tàu LST hiện tại, Lữ đoàn 125 vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu với cả ba tháp pháo phòng không Bofors 40mm, trong đó có một pháo nòng đôi và hai pháo nòng đơn. Cả hai biến thể này đều được Hải quân Mỹ phát triển từ mẫu pháo phòng không Bofors 40mm L/60 của Anh. Nguồn ảnh: QPVN.
Được thiết kế bởi Thụy Điển vào năm 1930 và đưa vào trang bị từ năm 1934 tới nay. Bofors 40mm góp mặt trong mười hai cuộc chiến tranh lớn nhỏ trong đó có cả Chiến tranh Việt Nam. Được biết, các tàu đổ bộ LST cũng như pháo Bofors là một trong nhiều vũ khí chiến lợi phẩm mà Hải quân ta thu giữ được sau năm 1975. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Trọng lượng chiến đấu của mỗi khẩu pháo Bofors vào khoảng từ 2 đến 5 tấn tùy theo phiên bản (1 hoặc 2 nòng), kíp pháo thủ cũng thay đổi từ 5-6 binh sĩ. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Với góc nâng từ -5 độ cho đến 90 độ, Bofors có thể xoay 180 độ quanh trục pháo. Tốc độ bắn từ 120 đến 330 phát/phút. Sử dụng cỡ đạn 40 x 364mmR, tầm bắn hiệu quả từ 7 đến 12 km. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Bên cạnh nhiệm vụ phòng không, pháo Bofors cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Được biết, ở thời điển hiện tại Quân đội ta đã làm chủ công nghệ chế tạo đạn pháo 40 x 364mmR giành cho pháo Bofors, cũng như sản xuất được một số chi tiết phụ tùng thay thế cho khẩu pháo có tuổi đời gần 80 tuổi này. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Với việc duy trì được khả năng chiến đấu của pháo Bofors nói riêng và các tàu đổ bộ LST nói chung, đã chứng minh được năng lực công nghiệp quốc phòng Việt Nam trong giai đoạn mới, mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Nguồn ảnh: Quân đội Nhân dân.
Kể từ năm 1940, Hải quân Mỹ đã sử dụng khoảng 60.000 khẩu pháo Bofors và trang bị rộng rãi cho cả các đồng minh thân cận của mình. Đây là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như những năm liền sau đó trước khi bị loại bỏ hoàn toàn vào thập niên 80. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với tầm bắn xa, uy lực mạnh, Bofors được đánh giá là vượt trội so với pháo hạm nòng đôi V11 cỡ nòng 37mm của Liên Xô cùng thời với nó. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cận cảnh các tháp pháo phòng không pháo Bofors trên tàu đổ bộ LST của Hải quân Đài Loan. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Các tàu đổ bộ LST có lượng giãn nước toàn tải khoảng 3.698 tấn, dài 100m, rộng 15m. Tàu trang bị 2 động cơ diesel General Motors 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Tàu có khả năng chở khoảng 140 lính thủy, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (treo dọc hông) và các xe tăng PT-76, xe bọc thép BTR-60PB. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Lữ đoàn 125 Hải quân sẵn sàng trong nhiệm vụ chiến đấu. (nguồn Truyền hình Hải quân)