Theo tờ báo Nga, Việt Nam vẫn sở hữu đội xe tăng lội nước PT-76 (nhận từ Liên Xô giai đoạn thập niên 1960 - 1970) trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sau khi chúng đã trải qua rất nhiều trận chiến.Rossiyskaya Gazeta bình luận, rõ ràng các phương tiện chiến đấu nói trên đang rất thiếu phụ tùng thay thế, tuy nhiên nhờ đội ngũ thợ kỹ thuật Việt Nam lành nghề, chúng vẫn sẵn sàng để hoạt động.Cần nhắc lại nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất ra đời vào năm 1950, sau một số thử nghiệm và sửa đổi, nó chính thức gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô vào năm 1951.Xe tăng PT-76 được sản xuất tại Nhà máy máy kéo Volgograd từ năm 1958 đến 1967 và tổng cộng 12.000 xe đã được chế tạo cho quân đội Liên Xô và xuất khẩu sang các quốc gia đồng minh với số lượng lên tới khoảng 2.000 xe.Vỏ giáp của PT-76 làm bằng thép hàn, giúp bảo vệ chống lại vũ khí bộ binh nhẹ và mảnh đạn pháo. PT-76 có khả năng bơi với tốc độ tối đa 9 km/h nhờ hai động cơ phản lực nước gắn ở phía sau thân xe.Vũ khí chính của PT-76 bao gồm pháo nòng xoắn D-56T cỡ 76,2 mm có tốc độ bắn tối đa từ 6 đến 8 phát/phút, tầm bắn tối đa trong vai trò bắn gián tiếp từ 12.000 - 13.290 m, tầm bắn thẳng hiệu quả chỉ hơn 1.000 m.Vũ khí phụ của PT-76 gồm súng máy PKTM cỡ 7,62 mm gắn đồng trục ở bên phải pháo chính và nóc tháp pháo có thể được trang bị một súng máy phòng không 12,7 mm DShKM.Hiện nay những quốc gia còn sử dụng PT-76 thường đại tu đi kèm nâng cấp để phương tiện chiến đấu này đáp ứng phần nào đòi hỏi của chiến tranh hiện đại.Phương án áp dụng nhiều nhất là giữ nguyên pháo chính, tích hợp thiết bị ngắm và kiểm soát hỏa lực tiên tiến hơn, hoặc có thể thay thế động cơ nhằm nâng cao sức cơ động cả trên mặt nước lẫn trên bờ.Bên cạnh đó, một vài quốc gia còn thử nghiệm thay thế pháo 76 mm D-56T bằng pháo 90 mm Cockerill Mk III do Bỉ sản xuất, điển hình như trường hợp của Indonesia. Nguồn ảnh: QPVN. Khám phá nội thất bên trong của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 phiên bản PT-76B. Nguồn: Fern.
Theo tờ báo Nga, Việt Nam vẫn sở hữu đội xe tăng lội nước PT-76 (nhận từ Liên Xô giai đoạn thập niên 1960 - 1970) trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sau khi chúng đã trải qua rất nhiều trận chiến.
Rossiyskaya Gazeta bình luận, rõ ràng các phương tiện chiến đấu nói trên đang rất thiếu phụ tùng thay thế, tuy nhiên nhờ đội ngũ thợ kỹ thuật Việt Nam lành nghề, chúng vẫn sẵn sàng để hoạt động.
Cần nhắc lại nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất ra đời vào năm 1950, sau một số thử nghiệm và sửa đổi, nó chính thức gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô vào năm 1951.
Xe tăng PT-76 được sản xuất tại Nhà máy máy kéo Volgograd từ năm 1958 đến 1967 và tổng cộng 12.000 xe đã được chế tạo cho quân đội Liên Xô và xuất khẩu sang các quốc gia đồng minh với số lượng lên tới khoảng 2.000 xe.
Vỏ giáp của PT-76 làm bằng thép hàn, giúp bảo vệ chống lại vũ khí bộ binh nhẹ và mảnh đạn pháo. PT-76 có khả năng bơi với tốc độ tối đa 9 km/h nhờ hai động cơ phản lực nước gắn ở phía sau thân xe.
Vũ khí chính của PT-76 bao gồm pháo nòng xoắn D-56T cỡ 76,2 mm có tốc độ bắn tối đa từ 6 đến 8 phát/phút, tầm bắn tối đa trong vai trò bắn gián tiếp từ 12.000 - 13.290 m, tầm bắn thẳng hiệu quả chỉ hơn 1.000 m.
Vũ khí phụ của PT-76 gồm súng máy PKTM cỡ 7,62 mm gắn đồng trục ở bên phải pháo chính và nóc tháp pháo có thể được trang bị một súng máy phòng không 12,7 mm DShKM.
Hiện nay những quốc gia còn sử dụng PT-76 thường đại tu đi kèm nâng cấp để phương tiện chiến đấu này đáp ứng phần nào đòi hỏi của chiến tranh hiện đại.
Phương án áp dụng nhiều nhất là giữ nguyên pháo chính, tích hợp thiết bị ngắm và kiểm soát hỏa lực tiên tiến hơn, hoặc có thể thay thế động cơ nhằm nâng cao sức cơ động cả trên mặt nước lẫn trên bờ.
Bên cạnh đó, một vài quốc gia còn thử nghiệm thay thế pháo 76 mm D-56T bằng pháo 90 mm Cockerill Mk III do Bỉ sản xuất, điển hình như trường hợp của Indonesia. Nguồn ảnh: QPVN.
Khám phá nội thất bên trong của xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 phiên bản PT-76B. Nguồn: Fern.