Trong khi Ấn Độ tự hào về khả năng cung ứng cho nguy cơ chiến tranh ở khu vực biên giới trong điều kiện mùa Đông, thì truyền thông Trung Quốc nói rằng đây chỉ là khoe khoang, khoác lác vì sự thật là năng lực hậu cần của Ấn Độ "không tốt như họ tuyên bố”.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nhận định của các nhà quan sát Trung Quốc nói rằng, “Ấn Độ đang tham gia vào chiến tranh tâm lý” bằng cách tuyên bố rằng quân đội của họ đang chuẩn bị cho mùa Đông khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng.
|
Quân đội Ấn Độ triển khai lực lượng đến gần khu vực đụng độ với Trung Quốc - ảnh Sky News. |
Ấn Độ lưu ý rằng cả việc vận chuyển và tiếp tế của quân đội nước này trong khu vực biên giới bị sông băng bao phủ đều tốt.
“Quân đội Ấn Độ sẵn sàng được triển khai trong những tháng mùa Đông khắc nghiệt vì họ đã dự trữ tất cả các nguồn cung cấp thiết yếu, bao gồm thực phẩm, quần áo và nhiên liệu cho binh lính ở Ladakh”, Thiếu tướng Ấn Độ Arvind Kapoor được hãng tin ANI trích dẫn lời cho biết hôm thứ Ba.
Tướng Kapoor cũng nói rằng cơ sở hạ tầng hậu cần của Ấn Độ được xây dựng thông minh đến mức bất kỳ đội hình nào đến từ bên ngoài đều có thể tham gia các đơn vị chiến đấu một cách liền mạch và hiệu quả.
"Ấn Độ đang tham gia vào chiến tranh tâm lý và muốn thể hiện mình là quốc gia cứng rắn trong việc ổn định tinh thần của người dân nước mình.
Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực Ladakh và khả năng tiến hành các hoạt động quy mô lớn vào mùa Đông cũng như việc cung cấp binh lính tiền tuyến không tốt như họ nói" - Qian Feng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nói với tờ Hoàn Cầu hôm thứ Tư.
Theo ông Qian Feng, dù quân đội Ấn Độ đã có được kinh nghiệm dày dặn trong việc đóng quân hoặc hoạt động trên quy mô nhỏ ở những khu vực có sông băng lạnh giá bao phủ, nhưng tỷ lệ tử vong khi không tham chiến ở những khu vực này vẫn cao.
|
Quân đội Ấn Độ triển khai lực lượng đến gần khu vực đụng độ với Trung Quốc - ảnh Sky News. |
“Thời tiết và địa hình ở Ladakh là những thách thức lớn đối với các hoạt động quân sự quy mô lớn vào mùa Đông, vốn đòi hỏi sự hỗ trợ hậu cần và y tế nhanh chóng và nhanh chóng” - ông Qian nói, đồng thời lưu ý rằng Ấn Độ đang thực sự thiếu hụt khả năng trong các lĩnh vực này.
Cơ sở hạ tầng giao thông là một yếu tố khác hạn chế quân đội Ấn Độ. Không có đường sắt hoàn chỉnh đến khu vực Ladakh và đường bộ không đủ tốt để chuyển binh lính nhanh chóng. Quân đội Ấn Độ chủ yếu sử dụng máy bay vận tải quân sự để chi viện cho tiền tuyến thêm binh lính và xe bọc thép tới các khu vực biên giới.
Năm 2019, báo Hindustan Times cũng từ đề cập rằng Ấn Độ đã tập trung vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới và đặt mục tiêu trong vòng 3 năm sẽ hoàn thành tất cả 61 dự án đường chiến lược dọc biên giới phía Bắc của mình.
Sau cuộc giao tranh ở Thung lũng Galwan, hai binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng vì tai nạn khi đang xây dựng một cây cầu ở khu vực này, trang báo của Trung Quốc dẫn báo cáo được tờ India Express của Ấn Độ đăng tải.
Các nhà quan sát được báo Hoàn Cầu dẫn lời cho biết, so với Ấn Độ, Trung Quốc có lợi thế về hỗ trợ hậu cần, vận chuyển và xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực tây bắc của mình, lưu ý rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tổ chức một chiến dịch quy mô lớn với hàng nghìn lính dù và xe bọc thép đến Khu tự trị Tây Tạng từ Tỉnh Hồ Bắc miền Trung Trung Quốc.
Toàn bộ quá trình được hoàn thành chỉ trong vài giờ, chứng tỏ khả năng của Trung Quốc trong việc nhanh chóng củng cố các tuyến phòng thủ biên giới khi cần thiết.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trở lên căng thẳng sau một số cuộc đụng độ diễn ra trong những tháng gần đây ở khu vực đường phân tuyến giữa hai nước. Hai quốc gia lớn nhất châu Á, đều sở hữu vũ khí hạt nhân này đều cáo buộc và đổ lỗi cho nhau trong các cuộc đụng độ.
Gần đây, truyền thông Trung Quốc cũng đã đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh các đơn vị tiền tuyến đang đóng quân ở khu vực biên giới giữa hai nước đánh nhau như thời Trung Cổ do cả hai bên đều tuân thủ thỏa thuận không sử dụng vũ khí nóng khi xung đột ở khu vực.
Trước đó, cũng trong một cuộc giao tranh khác, nhiều quân nhân Ấn Độ đã tử nạn khi đụng độ với các đơn vị của quân đội Trung Quốc.
Trong khi phía Trung Quốc không công bố số lượng binh sỹ thương vong của mình thì phía Ấn Độ cho biết các binh sỹ của nước mình tử vong chủ yếu do bị lạnh sau khi ngã xuống nước trong cuộc ẩu đả với quân đội Trung Quốc.