Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 16/6 ra thông cáo, 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc vào tối 15/6 tại Ladakh, biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.Truyền thông Ấn Độ cho biết, bên phía Trung Quốc cũng có hàng chục lính bị thương hoặc thiệt mạng dù Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức về việc này.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, các binh sĩ Ấn Độ đã vượt qua đường biên giới 2 lần trong ngày 15/6, “khiêu khích và tấn công quân nhân Trung Quốc, dẫn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa lực lượng biên phòng hai bên”.Đây là những trường hợp binh sĩ tử vong đầu tiên trong giao tranh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc kể từ năm 1975. Năm 1975, 4 quân nhân Ấn Độ đã thiệt mạng khi đối đầu với lực lượng Trung Quốc trong khi tuần tra ở Tulung La tại Arunachal Pradesh.Được biết, không có viên đạn nào được bắn ra nhưng binh sĩ hai bên đã ném đá vào nhau và chiến đấu “tay bo”. Nhiều cuộc đối đầu xảy ra mang tính định kỳ gần đây cho thấy, hầu hết va chạm giữa các đội quân tuần tra sau đó được giải quyết thông qua đàm phán giữa các sĩ quan chỉ huy.Trung Quốc và Ấn Độ cùng chung đường biên giới dài 3.500 km. Năm 1962, hai bên đã xảy ra chiến tranh và kể từ đó tới nay, binh sĩ hai nước đã nhiều lần đụng độ, mặc dù lần cuối súng nổ trên biên giới đã là từ thập niên 1970.Nhưng lần này tình hình có vẻ căng thẳng đột biến, gợi nhắc đến chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 cũng xuất phát từ “điểm nóng” là Thung lũng Galwan, ông Shishir Upadhyaya, một cựu sĩ quan tình báo hải quân Ấn Độ, hiện đang cộng tác với tạp chí quốc phòng Jane’s nhận định.Trong khi hai bên một lần nữa đàm phán để “hạ nhiệt” tình hình và ngăn chặn sự leo thang, câu hỏi đặt ra là tại sao cuộc đối đầu biên giới lại trở nên bạo lực như vậy, và điều này liệu có thể gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn, hay chiến tranh?Không giống như các cuộc giao tranh liên quan đến các trung đội tuần tra, lần này Trung Quốc dường như đã thực hiện một cuộc tấn công theo kế hoạch dọc theo nhiều địa điểm tại khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) - biên giới không chính thức của hai nước, nhằm chiếm đóng các khu vực mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.Bằng chứng là phía Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các lực lượng cỡ tiểu đoàn cùng vũ khí hạng nặng ở những khu vực trước đây mà họ chưa từng đóng quân.Điều này được cho là nhằm đáp trả việc Ấn Độ phát triển cơ sở hạ tầng biên giới, bao gồm cả đường bộ và hầm ngầm dọc theo LAC. Người Trung Quốc tin rằng, Ấn Độ đang giành được những lợi thế chiến lược quan trọng.Một lý do khác cho hành vi quyết đoán hơn của Trung Quốc có thể là do làn sóng “tấn công Trung Quốc” gia tăng do hậu quả của đại dịch COVID-19, biểu hiện ở các mặt trận khác nhau.Ấn Độ cũng đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về cáo buộc Trung Quốc thiếu trách nhiệm trong xử lý đại dịch. Có lẽ vì thế, Trung Quốc cảm thấy cần phải gây áp lực lên Ấn Độ.Nhưng điều kiện bao trùm hơn cả, động lực chính cho cuộc đối đầu này là sự cân bằng quyền lực đang thay đổi giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh hàng hải ở Ấn Độ Dương, giảm bớt lợi thế địa lý của Ấn Độ.Ấn Độ chống đỡ lại điều đó bằng cách thông qua các sáng kiến hợp tác với Mỹ, Australia và Nhật Bản. Gần đây họ đã nâng cấp quan hệ với Australia lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận về logistic như đã từng ký với Nhật Bản và Mỹ.Về mặt tổng thể, sự ủng hộ quốc tế dành cho Ấn Độ đặt Trung Quốc vào thế bất lợi và có thể dẫn đến tình trạng hai bên tiếp tục đối đầu nhau một thời gian như những lần leo thang trước đó.Một bước đột phá trong tranh chấp kéo dài này là không thể nhưng trước thềm đối thoại ba bên Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến diễn ra vào ngày 22/6, có lẽ cả Ấn Độ và Trung Quốc đều sẽ hạ nhiệt.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 16/6 ra thông cáo, 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc vào tối 15/6 tại Ladakh, biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, bên phía Trung Quốc cũng có hàng chục lính bị thương hoặc thiệt mạng dù Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức về việc này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, các binh sĩ Ấn Độ đã vượt qua đường biên giới 2 lần trong ngày 15/6, “khiêu khích và tấn công quân nhân Trung Quốc, dẫn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa lực lượng biên phòng hai bên”.
Đây là những trường hợp binh sĩ tử vong đầu tiên trong giao tranh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc kể từ năm 1975. Năm 1975, 4 quân nhân Ấn Độ đã thiệt mạng khi đối đầu với lực lượng Trung Quốc trong khi tuần tra ở Tulung La tại Arunachal Pradesh.
Được biết, không có viên đạn nào được bắn ra nhưng binh sĩ hai bên đã ném đá vào nhau và chiến đấu “tay bo”. Nhiều cuộc đối đầu xảy ra mang tính định kỳ gần đây cho thấy, hầu hết va chạm giữa các đội quân tuần tra sau đó được giải quyết thông qua đàm phán giữa các sĩ quan chỉ huy.
Trung Quốc và Ấn Độ cùng chung đường biên giới dài 3.500 km. Năm 1962, hai bên đã xảy ra chiến tranh và kể từ đó tới nay, binh sĩ hai nước đã nhiều lần đụng độ, mặc dù lần cuối súng nổ trên biên giới đã là từ thập niên 1970.
Nhưng lần này tình hình có vẻ căng thẳng đột biến, gợi nhắc đến chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 cũng xuất phát từ “điểm nóng” là Thung lũng Galwan, ông Shishir Upadhyaya, một cựu sĩ quan tình báo hải quân Ấn Độ, hiện đang cộng tác với tạp chí quốc phòng Jane’s nhận định.
Trong khi hai bên một lần nữa đàm phán để “hạ nhiệt” tình hình và ngăn chặn sự leo thang, câu hỏi đặt ra là tại sao cuộc đối đầu biên giới lại trở nên bạo lực như vậy, và điều này liệu có thể gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn, hay chiến tranh?
Không giống như các cuộc giao tranh liên quan đến các trung đội tuần tra, lần này Trung Quốc dường như đã thực hiện một cuộc tấn công theo kế hoạch dọc theo nhiều địa điểm tại khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) - biên giới không chính thức của hai nước, nhằm chiếm đóng các khu vực mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Bằng chứng là phía Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các lực lượng cỡ tiểu đoàn cùng vũ khí hạng nặng ở những khu vực trước đây mà họ chưa từng đóng quân.
Điều này được cho là nhằm đáp trả việc Ấn Độ phát triển cơ sở hạ tầng biên giới, bao gồm cả đường bộ và hầm ngầm dọc theo LAC. Người Trung Quốc tin rằng, Ấn Độ đang giành được những lợi thế chiến lược quan trọng.
Một lý do khác cho hành vi quyết đoán hơn của Trung Quốc có thể là do làn sóng “tấn công Trung Quốc” gia tăng do hậu quả của đại dịch COVID-19, biểu hiện ở các mặt trận khác nhau.
Ấn Độ cũng đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về cáo buộc Trung Quốc thiếu trách nhiệm trong xử lý đại dịch. Có lẽ vì thế, Trung Quốc cảm thấy cần phải gây áp lực lên Ấn Độ.
Nhưng điều kiện bao trùm hơn cả, động lực chính cho cuộc đối đầu này là sự cân bằng quyền lực đang thay đổi giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh hàng hải ở Ấn Độ Dương, giảm bớt lợi thế địa lý của Ấn Độ.
Ấn Độ chống đỡ lại điều đó bằng cách thông qua các sáng kiến hợp tác với Mỹ, Australia và Nhật Bản. Gần đây họ đã nâng cấp quan hệ với Australia lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận về logistic như đã từng ký với Nhật Bản và Mỹ.
Về mặt tổng thể, sự ủng hộ quốc tế dành cho Ấn Độ đặt Trung Quốc vào thế bất lợi và có thể dẫn đến tình trạng hai bên tiếp tục đối đầu nhau một thời gian như những lần leo thang trước đó.
Một bước đột phá trong tranh chấp kéo dài này là không thể nhưng trước thềm đối thoại ba bên Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, dự kiến diễn ra vào ngày 22/6, có lẽ cả Ấn Độ và Trung Quốc đều sẽ hạ nhiệt.