Truyền thông Nga cho biết, tượng đài xe tăng T-90S đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là trong khuôn viên của Lữ đoàn xe tăng 201.Theo bình luận của nhà báo ChDambiev thì chiếc chiến xa này được làm bằng bê tông và đánh giá từ bức ảnh thì nó có độ chi tiết rất cao."Tượng đài được thực hiện theo tỷ lệ 1: 1, những người tạo ra chiếc xe tăng T-90 bằng bê tông này tỏ ra rất tỉ mỉ khi đúc ngay cả những phần chi tiết nhỏ của đường xích", nhà báo ChDambiev bình luận.Tuy vậy tác giả cũng đặt ra câu hỏi là vì sao Việt Nam lại đúc xe tăng T-90 bằng bê tông mà không phải là chiếc chiến xa mô hình luyện tập? Có lẽ nhà báo này đã đứng trên quan điểm của quốc gia có nhiều xe tăng nhất thế giới.Còn tại Dải đất hình chữ S, Binh chủng Tăng - Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam có thói quen chế tạo những xe tăng đang phục vụ trong biên chế bằng bên tông để làm tượng đài.Ví dụ điển hình là chiếc T-54B làm từ bê tông đặt trong khuôn viên Lữ đoàn xe tăng 203, chúng được làm chính xác tới từng chi tiết và màu sơn, khiến cho nếu không được thuyết minh giới thiệu thì nhìn từ xa mọi người đều tưởng là chiến xa thật.Cũng theo nguồn tin từ báo chí Nga, phía bạn đã bàn giao cho Việt Nam đầy đủ 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S, đi kèm phiên bản chỉ huy T-90SK theo hợp đồng đã ký trước đó.Hình ảnh những xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK hiện đại của Việt Nam cũng đã nhiều lần xuất hiện trên truyền thông nước nhà, chi tiết đáng chú ý trong những bức ảnh từng đăng tải đó là sự xuất hiện của xe cứu kéo BREM-1M dùng chung khung gầm.Thông số kỹ thuật cơ bản của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S bao gồm chiều dài 9,53 m; chiều rộng 3,78 m; chiều cao 2,2 m; trọng lượng 46,5 tấn; kíp chiến đấu 3 người.Xe tăng T-90S/SK sử dụng pháo nòng trơn cỡ 125 mm 2A46M-5 mạnh mẽ, có thể bắn được tất cả các loại đạn tiên tiến nhất và phóng được tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.Ngoài pháo chính xe tăng T-90S còn được trang bị 1 đại liên đồng trục 7,62 mm PKTM và 1 súng máy phòng không NSVT cỡ 12,7 mm có thể điều khiển bắn từ bên trong xe.Vỏ giáp của T-90S cũng được nâng cấp với những hợp kim đặc biệt kết hợp cùng gốm, đây là một trong những tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga. Cải tiến này giúp T-90S có thể chịu được các loại đạn pháo 120 mm mà xe tăng phương Tây hay sử dụng.T-90S của Việt Nam còn được trang bị hệ thống gây nhiễu quang điện tử hiện đại, có tác dụng phát ra những tín hiệu hồng ngoại từ hai đèn bố trí cạnh tháp pháo để gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của đối phương."Trái tim" của xe tăng T-90S là động cơ diesel tăng áp V-92S2 công suất tối đa 1.000 mã lực, cho vận tốc lớn nhất trên đường nhựa đạt 60 km/h, tầm hoạt động 500 km.Để mang lại sự thoải mái cho kíp điều khiển, xe tăng T-90S/SK của Việt Nam còn được lắp điều hòa nhiệt độ để chống chịu lại cái nóng của vùng nhiệt đới.
Truyền thông Nga cho biết, tượng đài xe tăng T-90S đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là trong khuôn viên của Lữ đoàn xe tăng 201.
Theo bình luận của nhà báo ChDambiev thì chiếc chiến xa này được làm bằng bê tông và đánh giá từ bức ảnh thì nó có độ chi tiết rất cao.
"Tượng đài được thực hiện theo tỷ lệ 1: 1, những người tạo ra chiếc xe tăng T-90 bằng bê tông này tỏ ra rất tỉ mỉ khi đúc ngay cả những phần chi tiết nhỏ của đường xích", nhà báo ChDambiev bình luận.
Tuy vậy tác giả cũng đặt ra câu hỏi là vì sao Việt Nam lại đúc xe tăng T-90 bằng bê tông mà không phải là chiếc chiến xa mô hình luyện tập? Có lẽ nhà báo này đã đứng trên quan điểm của quốc gia có nhiều xe tăng nhất thế giới.
Còn tại Dải đất hình chữ S, Binh chủng Tăng - Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam có thói quen chế tạo những xe tăng đang phục vụ trong biên chế bằng bên tông để làm tượng đài.
Ví dụ điển hình là chiếc T-54B làm từ bê tông đặt trong khuôn viên Lữ đoàn xe tăng 203, chúng được làm chính xác tới từng chi tiết và màu sơn, khiến cho nếu không được thuyết minh giới thiệu thì nhìn từ xa mọi người đều tưởng là chiến xa thật.
Cũng theo nguồn tin từ báo chí Nga, phía bạn đã bàn giao cho Việt Nam đầy đủ 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S, đi kèm phiên bản chỉ huy T-90SK theo hợp đồng đã ký trước đó.
Hình ảnh những xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK hiện đại của Việt Nam cũng đã nhiều lần xuất hiện trên truyền thông nước nhà, chi tiết đáng chú ý trong những bức ảnh từng đăng tải đó là sự xuất hiện của xe cứu kéo BREM-1M dùng chung khung gầm.
Thông số kỹ thuật cơ bản của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S bao gồm chiều dài 9,53 m; chiều rộng 3,78 m; chiều cao 2,2 m; trọng lượng 46,5 tấn; kíp chiến đấu 3 người.
Xe tăng T-90S/SK sử dụng pháo nòng trơn cỡ 125 mm 2A46M-5 mạnh mẽ, có thể bắn được tất cả các loại đạn tiên tiến nhất và phóng được tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng.
Ngoài pháo chính xe tăng T-90S còn được trang bị 1 đại liên đồng trục 7,62 mm PKTM và 1 súng máy phòng không NSVT cỡ 12,7 mm có thể điều khiển bắn từ bên trong xe.
Vỏ giáp của T-90S cũng được nâng cấp với những hợp kim đặc biệt kết hợp cùng gốm, đây là một trong những tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga. Cải tiến này giúp T-90S có thể chịu được các loại đạn pháo 120 mm mà xe tăng phương Tây hay sử dụng.
T-90S của Việt Nam còn được trang bị hệ thống gây nhiễu quang điện tử hiện đại, có tác dụng phát ra những tín hiệu hồng ngoại từ hai đèn bố trí cạnh tháp pháo để gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của đối phương.
"Trái tim" của xe tăng T-90S là động cơ diesel tăng áp V-92S2 công suất tối đa 1.000 mã lực, cho vận tốc lớn nhất trên đường nhựa đạt 60 km/h, tầm hoạt động 500 km.
Để mang lại sự thoải mái cho kíp điều khiển, xe tăng T-90S/SK của Việt Nam còn được lắp điều hòa nhiệt độ để chống chịu lại cái nóng của vùng nhiệt đới.