Vụ rơi máy bay Malaysia MH17: khơi mào chiến tranh thế giới mới?

Google News

(Kiến Thức) - Nếu Nga và phe ly khai đông Ukraine là thủ phạm bắn rơi máy bay Malaysia MH17, Nga và phương Tây có thể tiến gần hơn tới cuộc đối đầu.

Nếu vụ bắn rơi máy bay Malaysia MH17 là cố ý hoặc được thực hiện từ lãnh thổ Nga hoặc bởi các phần tử ly khai thân Nga, thì Nga và phương Tây có thể tiến tới một bước gần hơn cuộc đối đầu đáng lo ngại.
 Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain cảnh báo về “ảnh hưởng sâu sắc” nếu nghi ngờ lực lượng biểu tình đòi ly khai ở đông Ukraine thực hiện vụ bắn đó trở nên rõ ràng. Dường như, vấn đề này nhận được sự nhất trí trong nội bộ quan chức ở Washington. Theo đó, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều cùng đồng lòng lên án Nga và thực hiện nhiều bước đi quyết liệt hơn nữa để kiềm chế họ.
Liệu Tổng thống Nga Putin, người đã chơi với lửa trong cuộc khủng hoảng Ukraine, có nhận ra rằng cái giá của việc hành động dứt khoát cao hơn so với việc rút lui hay không?
Cuộc xung đột càng kéo dài, càng có nhiều lúc ông cảm thấy bị bức bách phải phô trương các mục tiêu thực sự của mình. Nếu không, ông sẽ giống như một con bạc đang cá cược to. 
Một khả năng nữa cũng có thể kể tới đó là các phần tử ly khai đã bắn hạ máy bay này để làm trầm trọng hơn cuộc đối đầu với phương Tây. Một trong hai (gồm ông Putin hay phe nổi dậy đông Ukraine) thực hiện vụ bắn trên, cuộc chiến có thể bắt đầu từ các tính toán sai lầm kiểu vậy.
Cả Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều không mặn mà với một cuộc đối đầu quân sự. Điều cuối cùng người Đức muốn là thà bị lôi kéo vào cuộc xung đột mà chủ yếu xảy ra giữa Nga và Mỹ còn hơn là trở thành chiến trường cho các siêu cường quốc thời Chiến tranh Lạnh.
Từ trái sang phải, Tổng thống Nga Putin, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Ukraine Poroshenko gặp nhau trong một sự kiện.
Tuy nhiên, nếu việc Nga có liên quan tới việc bắn hạ máy bay Malaysia lại là một sự khởi đầu cho một loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Như Thượng Nghị sỹ Mỹ John McCain đã nói, nếu thảm họa máy bay này có dính líu tới Nga và phe ly khai, “nó sẽ mở cửa cho chúng ta hỗ trợ, gửi các vũ khí phòng thủ cho người Ukraine và áp dụng các biện pháp. Đó mới chỉ là sự khởi đầu mà thôi”.
Điều này không được coi là sự trở lại của Chiến tranh Lạnh những năm 1970 hay 1980 khi các siêu cường đều phân định rõ thế trận. Nó cũng có thể hơi giống với giai đoạn hình thành Chiến tranh Lạnh cuối thập niên 1940. Hoặc, như là một tiền lệ nguy hiểm hơn, nó có thể tương tự như giai đoạn Chiến tranh Thế giới 1 khi nhiều quốc gia cùng tranh giành ảnh hưởng và quyền lực ở khu vực Balkan.
Lịch sử sẽ khó lòng lặp lại y hệt nhau. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã ở một mức độ báo động. Do vậy, một thỏa thuận ngừng bắn thực sự cần được lập ra lúc này. Tương lai của Ukraine cần được đàm phán bởi các bên như Đức, Nga và Mỹ với sự tham gia của các bên ở Ukraine. 
Dù muốn hay không, ông Obama cần đưa ra cách xử lý phù hợp để chứng minh sự hiệu quả của chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình. Ukraine có thể là bài thử nghiệm khó khăn nhất của ông tính cho tới thời điểm này.
Thanh Nga (theo NI)

Bình luận(0)