Liberia: Quốc gia nhỏ bé nằm dọc bờ biển phía tây của châu Phi, Liberia trở nên bất ổn trong vòng 1 năm qua do hậu quả của quá trình chuyển sang chế độ dân chủ chậm trễ và xây dựng lại cơ sở hạ tầng quốc gia. Quốc gia này vẫn phải vật lộn với tình trạng người tị nạn ở mức cao và vấn đề di dân, vốn là hậu quả của cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 14 năm. Quốc gia nhỏ bé nằm ở Sừng châu Phi, Eritrea tụt xuống 2 hạng về chỉ số FSI so với năm ngoái. Nước này đã chịu sự cai trị độc tài kể từ khi tuyên bố độc lập với Ethiopia hồi năm 1993. Đồng thời, Eritrea cũng chịu nhiều lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về kinh tế và quân sự do chính phủ nước này hỗ trợ các nhóm vũ trang. Mặc dù được xếp hạng cao hơn 1 bậc trong bảng chỉ số FSI năm nay, nhưng Burundi vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm ở quốc gia này với hơn 48.000 người tị nạn nước này đang ở Tanzania. Đó là kết quả của cuộc nội chiến nội chiến kéo dài 1 thập kỉ và kết thúc năm 2005. Dưới 2% dân số Burundi được dùng điện. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS là 1/15. Ethiopia là nước đang phải chịu áp lực về dân số một cách đáng lo ngại. 64% dân nước này ở độ tuổi dưới 25. Ethiopia còn là nước có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất thế giới. Syria: 3 năm chìm trong cuộc nội chiến mà khiến hơn 150.000 người thiệt mạng, tình hình ở quốc gia này dường như ngày càng tồi tệ. Hơn 4,5 triệu người buộc phải di tản và hơn 3 triệu người tị nạn Syria đã phải chạy sang các quốc gia láng giềng để tránh các cuộc tấn công. Bờ Biển Ngà: Kể từ năm 1999, quốc gia Tây Phi này đã trải qua 2 cuộc nội chiến và các bế tắc chính trị. Hàng nghìn binh sĩ gìn giữ hòa bình LHQ và các quân nhân Pháp đã được huy động đến nước này.
Iraq: Kể từ khi lực lượng quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, tình hình an ninh của nước này liên tục xuống dốc. Hiện nay, nước này còn phải đối mặt với sự đe dọa từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). Guinea: Đất nước này không thể phát huy lợi thế từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của mình để phát triển kinh tế do sự bất ổn chính trị và nạn tham nhũng tràn lan. Một loạt các cuộc đảo chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại chi hầu bao vào nước này.
Zimbabwe đối mặt với tình trạng chia rẽ bè phái trong nội bộ giới lãnh đạo thời Tổng thống Robert Mugabe. GDP đầu người của nước này là 600 USD/năm.Pakistan: Nước này sở hữu một loạt “thành tích” đáng nể như: 1 triệu dân sống bơ vơ không nhà cửa, gần 3 triệu người tị nạn Afghanistan đang tá túc ở nước này, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan lan tràn và tranh chấp biên giới kéo dài âm ỉ với Ấn Độ. Haiti là nước nghèo nhất ở Tây bán cầu với 80% dân số sống dưới mức nghèo. Trận động đất năm 2010 đã phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng và khiến1/4 dân số chết. Quá trình phục hồi đất nước đã bị chậm lại khi nước này hứng chịu 2 cơn bão vào năm 2012. Haiti còn là điểm trung chuyển trong tuyến đường vận chuyển cocaine từ Nam Mỹ sang Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, quốc gia này còn lại điểm nóng về nạn buôn bán người. Afghanistan: Sau hơn 1 thập kỉ chịu ảnh hưởng của sự can thiệp từ nước ngoài, Afghanistan đang bị đe dọa bởi phong trào Hồi giáo Taliban và thiếu thốn các dịch vụ công.
Với tuổi thọ trung bình 49,44 năm, Chad là quốc gia có tuổi thọ trung bình của người dân ở mức thấp nhất. Mặc dù có cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nhưng nước này đang là mái nhà của hơn 500.000 dân tị nạn từ Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Sudan: Kể từ năm 2007, lực lượng gìn giữ hòa bình từ Liên minh châu Phi và Liên Hiệp Quốc đã phải vật lộn để ổn định cuộc xung đột đang diễn ra tại Darfur. Kết quả là, gần 3 triệu người phải di dời ở Sudan. Nam Sudan là nước có tình trạng bất ổn nhất trên thế giới trong danh sách của tạp chí Foreign Policy công bố năm nay. Cuộc nội chiến đang diễn ra kể từ khi nước này tuyên bố độc lập năm 2011 đã trở nên trầm trọng hơn vào năm 2013. Hơn 1 triệu người dân buộc phải sơ tán và 250.000 người khác chạy sang các nước láng giềng.
Liberia: Quốc gia nhỏ bé nằm dọc bờ biển phía tây của châu Phi, Liberia trở nên bất ổn trong vòng 1 năm qua do hậu quả của quá trình chuyển sang chế độ dân chủ chậm trễ và xây dựng lại cơ sở hạ tầng quốc gia. Quốc gia này vẫn phải vật lộn với tình trạng người tị nạn ở mức cao và vấn đề di dân, vốn là hậu quả của cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 14 năm.
Quốc gia nhỏ bé nằm ở Sừng châu Phi, Eritrea tụt xuống 2 hạng về chỉ số FSI so với năm ngoái. Nước này đã chịu sự cai trị độc tài kể từ khi tuyên bố độc lập với Ethiopia hồi năm 1993. Đồng thời, Eritrea cũng chịu nhiều lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về kinh tế và quân sự do chính phủ nước này hỗ trợ các nhóm vũ trang.
Mặc dù được xếp hạng cao hơn 1 bậc trong bảng chỉ số FSI năm nay, nhưng Burundi vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm ở quốc gia này với hơn 48.000 người tị nạn nước này đang ở Tanzania. Đó là kết quả của cuộc nội chiến nội chiến kéo dài 1 thập kỉ và kết thúc năm 2005. Dưới 2% dân số Burundi được dùng điện. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS là 1/15.
Ethiopia là nước đang phải chịu áp lực về dân số một cách đáng lo ngại. 64% dân nước này ở độ tuổi dưới 25. Ethiopia còn là nước có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất thế giới.
Syria: 3 năm chìm trong cuộc nội chiến mà khiến hơn 150.000 người thiệt mạng, tình hình ở quốc gia này dường như ngày càng tồi tệ. Hơn 4,5 triệu người buộc phải di tản và hơn 3 triệu người tị nạn Syria đã phải chạy sang các quốc gia láng giềng để tránh các cuộc tấn công.
Bờ Biển Ngà: Kể từ năm 1999, quốc gia Tây Phi này đã trải qua 2 cuộc nội chiến và các bế tắc chính trị. Hàng nghìn binh sĩ gìn giữ hòa bình LHQ và các quân nhân Pháp đã được huy động đến nước này.
Iraq: Kể từ khi lực lượng quân đội Mỹ rút khỏi Iraq năm 2011, tình hình an ninh của nước này liên tục xuống dốc. Hiện nay, nước này còn phải đối mặt với sự đe dọa từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL).
Guinea: Đất nước này không thể phát huy lợi thế từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của mình để phát triển kinh tế do sự bất ổn chính trị và nạn tham nhũng tràn lan. Một loạt các cuộc đảo chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại chi hầu bao vào nước này.
Zimbabwe đối mặt với tình trạng chia rẽ bè phái trong nội bộ giới lãnh đạo thời Tổng thống Robert Mugabe. GDP đầu người của nước này là 600 USD/năm.
Pakistan: Nước này sở hữu một loạt “thành tích” đáng nể như: 1 triệu dân sống bơ vơ không nhà cửa, gần 3 triệu người tị nạn Afghanistan đang tá túc ở nước này, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan lan tràn và tranh chấp biên giới kéo dài âm ỉ với Ấn Độ.
Haiti là nước nghèo nhất ở Tây bán cầu với 80% dân số sống dưới mức nghèo. Trận động đất năm 2010 đã phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng và khiến1/4 dân số chết. Quá trình phục hồi đất nước đã bị chậm lại khi nước này hứng chịu 2 cơn bão vào năm 2012. Haiti còn là điểm trung chuyển trong tuyến đường vận chuyển cocaine từ Nam Mỹ sang Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, quốc gia này còn lại điểm nóng về nạn buôn bán người.
Afghanistan: Sau hơn 1 thập kỉ chịu ảnh hưởng của sự can thiệp từ nước ngoài, Afghanistan đang bị đe dọa bởi phong trào Hồi giáo Taliban và thiếu thốn các dịch vụ công.
Với tuổi thọ trung bình 49,44 năm, Chad là quốc gia có tuổi thọ trung bình của người dân ở mức thấp nhất. Mặc dù có cơ sở hạ tầng thiếu thốn, nhưng nước này đang là mái nhà của hơn 500.000 dân tị nạn từ Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Sudan: Kể từ năm 2007, lực lượng gìn giữ hòa bình từ Liên minh châu Phi và Liên Hiệp Quốc đã phải vật lộn để ổn định cuộc xung đột đang diễn ra tại Darfur. Kết quả là, gần 3 triệu người phải di dời ở Sudan.
Nam Sudan là nước có tình trạng bất ổn nhất trên thế giới trong danh sách của tạp chí Foreign Policy công bố năm nay. Cuộc nội chiến đang diễn ra kể từ khi nước này tuyên bố độc lập năm 2011 đã trở nên trầm trọng hơn vào năm 2013. Hơn 1 triệu người dân buộc phải sơ tán và 250.000 người khác chạy sang các nước láng giềng.