Cuộc chiến Syria đến hồi đẫm máu nhất

Google News

(Kiến Thức) – Một số động thái của các bên "bảo trợ" và Israel cho thấy "cuộc chiến ủy thác" ở Syria đang bước vào gian đoạn đẫm máu nhất.


 "Cuộc chiến ủy thác" ở Syria đang lan sang Lebanon.

Việc Nga sơ tán nhân viên quân sự-ngoại giao khỏi Syria và đích thân thủ tướng Israel giám sát tập trận cấp lữ đoàn ở gần cao nguyên Golan…cho thấy cuộc chiến Syria đang bước vào giai đoạn quyết định.

Theo debkafile, tình báo Mỹ và Israel cho rằng  khủng hoảng Syria bước vào bảy giai đoạn đáng ngại:

1. Cuộc chiến Syria hiện đang tập trung vào trận đánh chiến lược quyết định ở Aleppo, một thành phố 2 triệu dân.
 
Quân đội Syria cùng các đồng minh và phe đối lập sẽ huy động tối đa các nguồn nhân lực và vũ khí để giành chiến thắng trong trận đánh quyết định này.

Thế nhưng, theo giới chuyên gia quân sự,  phiến quân chỉ có thể cầm cự trước các lực lượng Assad ở thành phố Aleppo đến cuối tháng Tám.

2. Cả hai bên đều không có đủ nhân lực hoặc vũ khí “thay đổi cục diện chiến trường” để giành chiến thắng hoàn toàn. trong cuộc nội chiến Syria, trừ khi Tổng thống Obama hoặc Tổng thống Putin bước nhảy vào can thiệp và là “đảo lộn cuộc chơi”.

3. Mỹ và Nga sẵn sàng can thiệp quân sự nhiều hơn vào cuộc xung đột đến mức gần như xảy ra một cuộc đụng độ trực tiếp ở Syria hoặc ở những nơi khác tại Trung Đông. Các nhà phân tích tình báo Mỹ đánh giá rằng Tổng thống Putin sẽ không lùi bước, giữa lúc quan hệ Nga-Mỹ càng thêm căng thẳng bởi vụ “kẻ lộ mật” là cựu nhân viên CIA Edward Snowden có thể ở lại Moscow hàng tháng, nếu không muốn nói là hàng năm.

Tổng thống Puitin tuyên bố Snowden đang  ẩn náu trong khu vực quá cảnh của sân bay Moscow và sẽ không bị dẫn độ về Mỹ.

4. Iran, Hezbollah và Iraq chắc chắn sẽ đổ thêm nhân lực và vũ khí vào chiến trường Syria.

5. Có thể xảy ra một cuộc đối đầu đầy bạo lực giữa những người Shiite trong khu vực vào Syria để cứu độ Assad được Nga ủng hộ và các chiến binh thánh chiến dòng  Sunni chiến đấu cùng quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn. Cuộc nội chiến Syria đang biến thành một cuộc chiến tranh tôn giáo và có nguu cơ lan ra khắp khu vực.

Cuộc chiến này cũng sẽ làm tiêu tan hy vọng đàm phán về chương trình hạt nhân Iran, sau khi nhân vật được coi là ôn hòa Hassan Rowhani đắc cử tổng thống.

6. Hội nghị Geneva-2 nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria coi như đã chết yểu. Mỹ và Nga vẫn hoàn toàn chia rẽ về các vấn đề khó có thể dung hòa như số phận của Tổng thống Assad và sự hiện diện của Iran tại hội nghị.

7. Vì vậy, chừng nào mà triển vọng về giải pháp ngoại giao còn trở nên mờ mịt, nguy cơ cuộc nội chiến Syria lan tỏa khắp khu vực ngày càng gia tăng. Iran, Israel, Jordan và Lebanon có thể bị lôi kéo vào bất cứ lúc nào vào cuộc chiến tranh tôn giáo và khu vực này. Và tình hình gần đây ở Lebanon chính là một ví dụ nhãn tiền

Một sai lầm nhỏ của một trong các bên tham chiến ở Syria có thể dễ dàng lôi kéo Israel, Jorrdan nhập cuộc và đằng sau hai nước này chính là Mỹ, cường quốc quân sự số 1 thế giới.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:



Lê Chân (theo debkafilke)

Bình luận(0)