Chân dung ông Phan Huy Khang - người bị bắt cùng Trầm Bê

Google News

(Kiến Thức) - Ông Phan Huy Khang - "cặp bài trùng" với đại gia Trầm Bê cũng góp phần đẩy SouthernBank rơi vào bết bát, còn Sacombank thì điêu đứng với hơn 60 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Đồng hành với Trầm Bê, ông Phan Huy Khang từ một Tổng giám đốc của ngân hàng thường thường bậc trung trở thành Tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam. Ông Khang cũng góp phần đẩy SouthernBank rơi vào bết bát, còn Sacombank thì điêu đứng với hơn 60 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Ông Phan Huy Khang sinh năm 1973, trú tại đường Phan Sào Nam, phường 11, Q.Tân Bình, TP.HCM, từng là cử nhân kinh tế Ngành Tài chính tín dụng, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Hiện ông Khang đang nắm giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB).
Từ ngày 26/5/2012 đến 15/11/2013 ông Phan Huy Khang là Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Từ tháng 4/2012 đến 2/6/2012 ông Phan Huy Khang là Phó Tổng GĐ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Từ năm 1994 đến năm 2003, ông Phan Huy Khang là Trưởng phòng, giám đốc chi nhánh tại Ngân hàng Phương Nam.
Từ năm 2003 đến năm 2004 ông Phan Huy Khang là Phó GĐ Sở giao dịch - Ngân hàng Phương Nam.
Từ năm 2004 đến 2008 ông Phan Huy Khang là Giám đốc chi nhánh Minh Phụng, chi nhánh Hưng Thuận - Ngân hàng Phương Nam.
Từ năm 2008 đến 2010 ông Phan Huy Khang là Phó TGĐ Ngân hàng Phương Nam.
Từ năm 2010 đến tháng 4/2012 ông Phan Huy Khang là TGĐ kiêm bí thư đảng bộ Ngân hàng Phương Nam.
Ngày 3/7, ông Khang đã xin từ chức và được Hội đồng quản trị Sacombank đồng ý.
Chan dung ong Phan Huy Khang - nguoi bi bat cung Tram Be
 Ông Phan Huy Khang.
Theo thông tin trên báo Người Tiêu Dùng, ông Phan Huy Khang có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều đáng chú ý, ông đã từng gắn bó với Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) 18 năm sau khi nhận nhiệm vụ tới tại Sacombank. Nếu xét về thâm niên làm việc tại SouthernBank thì ông Phân Huy Khang là người có thâm niên hơn ông Trầm Bê tại ngân hàng này.
n cạnh đó, thông tin trên báo Dân Việt cho hay, ông Phan Huy Khang có 12 năm luôn đồng hành cùng ông Trầm Bê, lúc lên cùng lên và giờ thì cùng bị khởi tố. Năm 2005, Trầm Bê bắt đầu vào SouthernBank với vị trí thành viên HĐQT, khi đó ông Phan Huy Khang đang làm việc tại ngân hàng này. Sau khi ông Trầm Bê giữ chức Phó chủ tịch HĐQT vào năm 2009 thì đến năm 2010 ông Phan Huy Khang đảm nhiệm chức tổng giám đốc.
Như vậy, trong quá trình SouthernBank rơi vào bết bát đều có sự đồng hành của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang trước khi về Sacombank. Được biết, trong năm 2014, SouthernBank lãi vỏn vẹn 17 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng; nợ xấu chiếm gần 6% trong tổng số hơn 43.000 tỷ đồng dư nợ. Lợi nhuận thấp nên sau khi trích lập các quỹ còn lại 1,2 tỷ đồng nên SouthernBank không thể chia cổ tức.
Đến năm 2011, tại ĐHĐCĐ thường niên của Sacombank, ông Phan Huy Khang được bầu bổ sung làm thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2011-2015. Đây là thời điểm ông Trầm Bê tham gia thâu tóm Sacombank thông qua việc mua gom cổ phiếu. Tính đến thời điểm hiện tại, Trầm Bê và những người có liên quan đang nắm giữ 9,49% cổ phần Sacombank.
Đến cuối tháng 5/2012, tại ĐHĐCĐ thường niên của Sacombank đã diễn ra một cuộc cuộc thay máu gần như hoàn toàn bộ máy HĐQT của ngân hàng này với gần nửa thành viên đến từ SouthernBank. Cụ thể, các thành viên HĐQT gồm ông Trầm Bê, ông Phạm Hữu Phú, ông Trần Xuân Huy, ông Trầm Khải Hòa, ông Phan Huy Khang, bà Dương Quỳnh Như và ông Nguyễn Miên Tuấn. Trong đó, ông Trầm Bê, ông Trầm Khải Hòa, ông Phan Huy Khang và bà Dương Quỳnh Như đều đến từ SouthernBank.
Và chỉ sau đại hội chưa đầy 1 tuần, ngay đầu tháng 6/2012, Sacombank đã thay tổng giám đốc và người được bổ nhiệm vào vị trí này chính là ông Phan Huy Khang.
Sau cuộc thâu tóm Sacombank, Trầm Bê và Phan Huy Khang, từ những lãnh đạo của một ngân hàng cổ phần thường thường bậc trung ở khu vực phía Nam đã trở thành ông chủ của một ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam. Ông Phan Huy Khang lại trở thành người đại diện pháp luật cho một ngân hàng có tầm cỡ là Sacombank.
Ngay sau khi ngồi vào vị trí Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, Trầm Bê đã cùng Phan Huy Khang tính cuộc sáp nhập SouthernBank vào Sacombank. Kết quả đúng như mong đợi, vào tháng 10/2015, SouthernBank chính thức sáp nhập vào hệ thống Sacombank.
Thương vụ sáp nhập này đã đẩy Sacombank, từ một ngân hàng khoẻ mạnh thành một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Tại thời điểm 31/12/2016, số dư nợ xấu báo cáo tại Sacombank là 13.745 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng dư nợ). Nếu cộng cả số dư nợ xấu đã bán cho VAMC và 1 số khoản phải thu xấu từ Ngân hàng Phương Nam (đang được ghi nhận là nợ tiêu chuẩn), ước tính tổng giá trị nợ xấu của Sacombank là 59.426 tỷ đồng (chiếm 29,9% tổng dư nợ). Ngoài ra, phần dự thu lãi đang được khoanh vùng và dự kiến phân bổ trong các năm tới là 20.387 tỷ đồng.
Trước khó khăn của Sacombank, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu ngân hàng này phải đẩy mạnh tái cơ cấu từ năm 2017. Ngày 30/6.2017, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2016, 2017 của Sacombank đã diễn ra thành công, bầu ra HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 – 2021 với Chủ tịch HĐQT là ông Dương Công Minh.
Ngay sau ĐHĐCĐ 1 ngày, ngày 1/7, HĐQT mới của Sacombank đã ra Nghị quyết về việc thôi nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Phan Huy Khang theo nhiệm vụ cá nhân. Ông Phan Huy Khang không còn là Tổng Giám đốc Sacombank kể từ ngày 3/7.
Ngày 1/8, Bộ Công an chính thức phát đi thông báo liên quan đến việc khởi tố, bắt giam ông Trầm Bê, Phan Huy Khang cùng một hàng loạt bị can có liên quan đến vụ việc.
Hồng Liên (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)