1. Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang
Ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê (sinh năm 1959, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và ông Phan Huy Khang (sinh năm 1973, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) để phục vụ điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị bắt do bị nghi có những hành vi vi phạm do liên quan đến vụ án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra. (Ảnh lần lượt từ trái sang phải: Trầm Bê - Phạm Công Danh - Phan Huy Khang)Cụ thể, theo kết luận điều tra ngày 6/7 của Bộ Công an, Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) do nhóm tập đoàn Thiên Thanh mà Phạm Công Danh – nguyên chủ tịch VNCB là người đại diện. Ảnh: CA TPHCM.Khoảng nửa đầu năm 2013, VNCB cần tất toán khoản vay lên đến 1.700 tỷ đồng cho một chi nhánh của ngân hàng BIDV. Lúc này, Phạm Công Danh chỉ đạo tạo khống biên bản họp Hội đồng quản trị VNCB với nội dung việc thống nhất chủ trương dùng tiền của VNCB đang gửi liên ngân hàng là tài sản thế chấp cho khoản vay. Ảnh: Internet.Ngày 19/4/2013, Phạm Công Danh cùng các thành viên HĐQT VNCB tới Sacombank để vay tiền. Tại đây, nguyên chủ tịch VNCB đã làm việc với ông Trầm Bê (thời điểm này giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank). Tại đây, ông Trầm Bê đồng ý cho Phạm Công Danh mượn 1.800 tỷ đồng khi thế chấp khoản tiền gửi hơn 1.850 tỷ đồng. Ảnh: Dân ViệtSau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo lập khống 6 hồ sơ để vay 1.800 tỷ đồng. Cụ thể Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh vay 250 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD và KD nhà Quốc Thắng vay 350 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD – ĐT – PT Địa ốc Bảo Gia vay 340 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD&KD Nhà Đại Long vay 310 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt vay 300 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV TMDV Thành Thành Công vay 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận điều tra, các công ty này không hề phát sinh giao dịch kể từ thời điểm thành lập cho đến lúc làm hồ sơ vay. Ảnh: Internet.Thực hiện chỉ đạo của ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang (lúc này là Tổng giám đốc Sacombank) và Phan Đình Tuệ làm việc và thống nhất với ông Bùi Văn Thành - Giám đốc Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và bà Trần Thị Hải Triều - giám đốc Samcombank chi nhánh quận 8 thực hiện việc cho vay 1.800 tỷ đồng. Mai Hữu Khương - nguyên thành viên HĐQT VNCB được chỉ đạo lập báo cáo tài chính năm 2012 và nửa năm 2013 khống để hoàn thiện hồ sơ vay. Ảnh: Người lao động.Ngày 25/4/2013, ông Trầm Bê ký phê duyệt cấp tín dụng 600 tỷ đồng trong gói vay 1.800 tỷ đồng của Phạm Công Danh. Chứng từ về việc sử dụng vốn sẽ bổ sung sau khi giải ngân. Cơ quan điều tra khẳng định, 2 tờ trình này của Sacombank chi nhánh Hưng Đạo hợp thức hóa bằng 2 tờ trình ngày 24/4/2013. Ảnh: Zing.Để hợp thức hóa giấy tờ của 6 công ty kể trên, nhân viên Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và quận 8 vừa lấy tài liệu do Khương cung cấp, vừa lập hồ sơ tín dụng như Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá cho Sacombank phát hành... Ảnh: Báo DNSGCT.Sau khi toàn bộ 1.800 tỷ đồng được giải ngân, Phạm Công Danh đã chi trả khoản vay cho ngân hàng BIDV. Số tiền dư hơn 160 tỷ đồng được Phạm Công Danh chuyển về tài khoản của mình tại VNCB. Sau một năm, các công ty trên không thể tất toán nên Sacombank tự động thu nợ gốc 1.800 tỷ đồng và lãi vay 35 tỷ đồng. Ảnh: Người Tiêu Dùng.Kết luận giám định về sai phạm của cơ quan điều tra số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27/5/2016 về việc Sacombank cho 6 công ty trên vay 1.800 tỷ đồng là sai phạm. Ảnh: Cafeland.Cơ quan điều tra kết luận rằng, Sacombank xem xét quyết định cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có của các công ty vay. Cùng với đó là nguồn trả nợ vay để xác định tính khả thi, hiệu quả phương án vay và khả năng tất toán của khách hàng là chưa đủ điều kiện cho vay theo quy định. Tuy nhiên, Sacombank không thiệt hại trong việc cho vay 1.800 tỷ đồng. Ngược lại, theo bản kết luận này đánh giá, VNCB thiệt hại số tiền 1.835 tỷ đồng.Tại cơ quan điều tra, ông Trầm Bê thừa nhận, đồng ý cho Phạm Công Danh vay tiền. Thế nhưng, nguyên chủ tịch Sacombank khẳng định, phải có tài sản bảo đảm hoặc tiền gửi mới cho vay. Ảnh: Soha.Theo cơ quan điều tra, 15 cá nhân tại Sacombank như ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc, Phan Đình Tuệ - thành viên HĐQT... có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc cho vay. 2. Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm
Theo thông tin trên Zing, ông Hà Văn Thắm (45 tuổi) - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) bị truy tố về 4 tội danh là Tham ô tài sản, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Zing.Theo kết quả điều tra bổ sung vụ, đến tháng 3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, gồm hơn 1.130 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ. Ảnh: VietNamNet.Trong số các cổ đông chiến lược, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) chiếm 20%. Đứng đầu ngân hàng này là Hà Văn Thắm. Quá trình hoạt động, Thắm cùng đồng phạm đã có nhiều vi phạm pháp luật trong việc cho vay vốn, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng. Ảnh: Internet.Hành vi của Thắm và đồng phạm đã gây thiệt hại nặng nề đối với các cổ đông (trong đó có vốn Nhà nước), đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ. Tài liệu vụ án chỉ ra, tổng số tiền mà Hà Văn Thắm cùng hàng chục bị cáo liên quan gây thiệt hại lên tới xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Ảnh: Zing.Theo dự kiến, đến tháng 9/2017, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Oceanbank cùng các bị cáo liên quan sẽ được mở lại. Ảnh: Internet. 3. Nguyên Tổng giám đốc Oceanbank Nguyễn Minh Thu
Trước khi bị bắt, bị điều tra xử lý và đang phải đứng trước vành móng ngựa trả lời về các cáo buộc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Nguyễn Minh Thu từng được coi là một trong những "nữ tướng" tại OceanBank. Ảnh: Gia đình & Xã hội.Theo báo Gia đình & Xã hội, bị cáo Nguyễn Minh Thu sinh năm 1973, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội, có chặng đường tiến thân khá ấn tượng. Nữ bị cáo tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1994. Từ năm 1994 đến 1995, bà Thu là cán bộ Viện nghiên cứu sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 1995 - 1996 là cán bộ Văn phòng tư vấn UCE. Ảnh: ĐSPL.Từ năm 2000 - 2007, bà Thu trải qua các chức vụ chuyên viên, Trưởng phòng Quản lý dòng tiền - Công ty Tài chính Dầu khí PVFC. Sau đó, từ tháng 11/2007 - 10/2014, bà làm Phó Giám đốc OceanBank - Chi nhánh Hà Nội; Phó Tổng giám đốc OceanBank; Tổng giám đốc/ Thành viên HĐQT OceanBank. Ảnh: Thời Báo Tài Chính.Ngày 23/10/2014, bà Thu được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank ngay sau khi Hội đồng quản trị Ngân hàng OceanBank ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm và ông này bị bắt tạm giam ngày 24/10/2014. Ảnh: BizLIVETheo cáo trạng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, trong thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc OceanBank, Nguyễn Minh Thu đã thực hiện trực tiếp chỉ đạo huy động vốn bằng cách chi lãi ngoài của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn. Nguyễn Minh Thu bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với Hà Văn Thắm đối với số tiền 476 tỷ đồng và 66 tỷ đồng chi thẳng cho khách hàng cá nhân. Ảnh: ANTĐ.Ngoài ra, Nguyễn Minh Thu cũng đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi tiền lãi ngoài 125,6 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng. Trong đó bị can Nguyễn Minh Thu trực tiếp nhận và chi tiền 57,8 tỷ đồng cho Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) và liên doanh Dầu khí Vietsovpetro... Ảnh: ZingTổng cộng Nguyễn Minh Thu phải chịu trách nhiệm liên đới về số tiền chi trái pháp luật là 784 tỷ đồng với 2 tội danh: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Gia đình & Xã hội.4. Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Trustbank
Theo Zing, tối 10/1/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công an, tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hoàng Văn Toàn (53 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM, nguyên Chủ tịch HĐQT Trustbank). Bị can Hoàng Văn Toàn bị tạm giam ở TP.HCM để phục vụ xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng, xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
1. Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang
Ngày 1/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê (sinh năm 1959, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank) và ông Phan Huy Khang (sinh năm 1973, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) để phục vụ điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị bắt do bị nghi có những hành vi vi phạm do liên quan đến vụ án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra. (Ảnh lần lượt từ trái sang phải: Trầm Bê - Phạm Công Danh - Phan Huy Khang)
Cụ thể, theo kết luận điều tra ngày 6/7 của Bộ Công an, Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) do nhóm tập đoàn Thiên Thanh mà Phạm Công Danh – nguyên chủ tịch VNCB là người đại diện. Ảnh: CA TPHCM.
Khoảng nửa đầu năm 2013, VNCB cần tất toán khoản vay lên đến 1.700 tỷ đồng cho một chi nhánh của ngân hàng BIDV. Lúc này, Phạm Công Danh chỉ đạo tạo khống biên bản họp Hội đồng quản trị VNCB với nội dung việc thống nhất chủ trương dùng tiền của VNCB đang gửi liên ngân hàng là tài sản thế chấp cho khoản vay. Ảnh: Internet.
Ngày 19/4/2013, Phạm Công Danh cùng các thành viên HĐQT VNCB tới Sacombank để vay tiền. Tại đây, nguyên chủ tịch VNCB đã làm việc với ông Trầm Bê (thời điểm này giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank). Tại đây, ông Trầm Bê đồng ý cho Phạm Công Danh mượn 1.800 tỷ đồng khi thế chấp khoản tiền gửi hơn 1.850 tỷ đồng. Ảnh: Dân Việt
Sau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo lập khống 6 hồ sơ để vay 1.800 tỷ đồng. Cụ thể Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh vay 250 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD và KD nhà Quốc Thắng vay 350 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD – ĐT – PT Địa ốc Bảo Gia vay 340 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD&KD Nhà Đại Long vay 310 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt vay 300 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV TMDV Thành Thành Công vay 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận điều tra, các công ty này không hề phát sinh giao dịch kể từ thời điểm thành lập cho đến lúc làm hồ sơ vay. Ảnh: Internet.
Thực hiện chỉ đạo của ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang (lúc này là Tổng giám đốc Sacombank) và Phan Đình Tuệ làm việc và thống nhất với ông Bùi Văn Thành - Giám đốc Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và bà Trần Thị Hải Triều - giám đốc Samcombank chi nhánh quận 8 thực hiện việc cho vay 1.800 tỷ đồng. Mai Hữu Khương - nguyên thành viên HĐQT VNCB được chỉ đạo lập báo cáo tài chính năm 2012 và nửa năm 2013 khống để hoàn thiện hồ sơ vay. Ảnh: Người lao động.
Ngày 25/4/2013, ông Trầm Bê ký phê duyệt cấp tín dụng 600 tỷ đồng trong gói vay 1.800 tỷ đồng của Phạm Công Danh. Chứng từ về việc sử dụng vốn sẽ bổ sung sau khi giải ngân. Cơ quan điều tra khẳng định, 2 tờ trình này của Sacombank chi nhánh Hưng Đạo hợp thức hóa bằng 2 tờ trình ngày 24/4/2013. Ảnh: Zing.
Để hợp thức hóa giấy tờ của 6 công ty kể trên, nhân viên Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và quận 8 vừa lấy tài liệu do Khương cung cấp, vừa lập hồ sơ tín dụng như Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá cho Sacombank phát hành... Ảnh: Báo DNSGCT.
Sau khi toàn bộ 1.800 tỷ đồng được giải ngân, Phạm Công Danh đã chi trả khoản vay cho ngân hàng BIDV. Số tiền dư hơn 160 tỷ đồng được Phạm Công Danh chuyển về tài khoản của mình tại VNCB. Sau một năm, các công ty trên không thể tất toán nên Sacombank tự động thu nợ gốc 1.800 tỷ đồng và lãi vay 35 tỷ đồng. Ảnh: Người Tiêu Dùng.
Kết luận giám định về sai phạm của cơ quan điều tra số 3912/KLGĐ-NHNN ngày 27/5/2016 về việc Sacombank cho 6 công ty trên vay 1.800 tỷ đồng là sai phạm. Ảnh: Cafeland.
Cơ quan điều tra kết luận rằng, Sacombank xem xét quyết định cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có của các công ty vay. Cùng với đó là nguồn trả nợ vay để xác định tính khả thi, hiệu quả phương án vay và khả năng tất toán của khách hàng là chưa đủ điều kiện cho vay theo quy định. Tuy nhiên, Sacombank không thiệt hại trong việc cho vay 1.800 tỷ đồng. Ngược lại, theo bản kết luận này đánh giá, VNCB thiệt hại số tiền 1.835 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, ông Trầm Bê thừa nhận, đồng ý cho Phạm Công Danh vay tiền. Thế nhưng, nguyên chủ tịch Sacombank khẳng định, phải có tài sản bảo đảm hoặc tiền gửi mới cho vay. Ảnh: Soha.
Theo cơ quan điều tra, 15 cá nhân tại Sacombank như ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang - Tổng giám đốc, Phan Đình Tuệ - thành viên HĐQT... có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc cho vay.
2. Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm
Theo thông tin trên Zing, ông Hà Văn Thắm (45 tuổi) - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) bị truy tố về 4 tội danh là Tham ô tài sản, Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Zing.
Theo kết quả điều tra bổ sung vụ, đến tháng 3/2014, vốn điều lệ của Oceanbank là 4.000 tỷ đồng, gồm hơn 1.130 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ. Ảnh: VietNamNet.
Trong số các cổ đông chiến lược, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) chiếm 20%. Đứng đầu ngân hàng này là Hà Văn Thắm. Quá trình hoạt động, Thắm cùng đồng phạm đã có nhiều vi phạm pháp luật trong việc cho vay vốn, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng. Ảnh: Internet.
Hành vi của Thắm và đồng phạm đã gây thiệt hại nặng nề đối với các cổ đông (trong đó có vốn Nhà nước), đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ. Tài liệu vụ án chỉ ra, tổng số tiền mà Hà Văn Thắm cùng hàng chục bị cáo liên quan gây thiệt hại lên tới xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
Theo dự kiến, đến tháng 9/2017, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Oceanbank cùng các bị cáo liên quan sẽ được mở lại. Ảnh: Internet.
3. Nguyên Tổng giám đốc Oceanbank Nguyễn Minh Thu
Trước khi bị bắt, bị điều tra xử lý và đang phải đứng trước vành móng ngựa trả lời về các cáo buộc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Nguyễn Minh Thu từng được coi là một trong những "nữ tướng" tại OceanBank. Ảnh: Gia đình & Xã hội.
Theo báo Gia đình & Xã hội, bị cáo Nguyễn Minh Thu sinh năm 1973, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội, có chặng đường tiến thân khá ấn tượng. Nữ bị cáo tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1994. Từ năm 1994 đến 1995, bà Thu là cán bộ Viện nghiên cứu sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 1995 - 1996 là cán bộ Văn phòng tư vấn UCE. Ảnh: ĐSPL.
Từ năm 2000 - 2007, bà Thu trải qua các chức vụ chuyên viên, Trưởng phòng Quản lý dòng tiền - Công ty Tài chính Dầu khí PVFC. Sau đó, từ tháng 11/2007 - 10/2014, bà làm Phó Giám đốc OceanBank - Chi nhánh Hà Nội; Phó Tổng giám đốc OceanBank; Tổng giám đốc/ Thành viên HĐQT OceanBank. Ảnh: Thời Báo Tài Chính.
Ngày 23/10/2014, bà Thu được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank ngay sau khi Hội đồng quản trị Ngân hàng OceanBank ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm và ông này bị bắt tạm giam ngày 24/10/2014. Ảnh: BizLIVE
Theo cáo trạng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, trong thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc OceanBank, Nguyễn Minh Thu đã thực hiện trực tiếp chỉ đạo huy động vốn bằng cách chi lãi ngoài của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn. Nguyễn Minh Thu bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với Hà Văn Thắm đối với số tiền 476 tỷ đồng và 66 tỷ đồng chi thẳng cho khách hàng cá nhân. Ảnh: ANTĐ.
Ngoài ra, Nguyễn Minh Thu cũng đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi tiền lãi ngoài 125,6 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng. Trong đó bị can Nguyễn Minh Thu trực tiếp nhận và chi tiền 57,8 tỷ đồng cho Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) và liên doanh Dầu khí Vietsovpetro... Ảnh: Zing
Tổng cộng Nguyễn Minh Thu phải chịu trách nhiệm liên đới về số tiền chi trái pháp luật là 784 tỷ đồng với 2 tội danh: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Gia đình & Xã hội.
4. Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Trustbank
Theo Zing, tối 10/1/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công an, tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hoàng Văn Toàn (53 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM, nguyên Chủ tịch HĐQT Trustbank). Bị can Hoàng Văn Toàn bị tạm giam ở TP.HCM để phục vụ xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng, xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).