Ngày 24/5/2019, công ty đã nhận được quyết định số 624/QĐ-TCT và kết luận thanh tra thuế số 18/KL-TCT của Tổng cục Thuế về kết quả thanh tra trong hai năm (2016-2017).
Cụ thể, qua thanh tra thuế giai đoạn này, cơ quan thuế đã xử lý vi phạm về thuế đối với CEO Group với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.
Trong đó, nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng là 1,13 tỉ đồng; bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp 665 triệu đồng; tăng thu thuế thu nhập cá nhân 377 triệu đồng. CEO cũng phải nộp tiền chậm nộp và phạt hành chính là 686 triệu đồng.
Tính đến hết ngày 31/3/2019, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của CEO Group đạt 1.041 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 104,2 tỷ đồng, tăng 34,16% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc quý 1/2019, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn CEO đạt 2.294,4 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 8.703 tỷ đồng.
Năm 2019, CEO đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 3.200 tỉ đồng, tăng 34% so với 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 600 tỉ đồng và lãi sau thuế 445 tỉ đồng, tăng 20%.
Tập đoàn CEO được biết tới với tên Đoàn Văn Bình. Ông Bình sinh năm 1971, là thạc sĩ Luật (ĐH Luật Hà Nội), cử nhân Kinh tế (ĐH Kinh tế Quốc dân), cử nhân Ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nga (ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, nay là ĐH Hà Nội).
Tháng 9/2014, CEO đưa cổ phiếu lên sàn với vốn điều lệ 343 tỷ đồng.Với chiến lược kinh doanh là đặc khu và bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc và Vân Đồn, CEO là cái tên đáng chú ý nhất trên sàn chứng khoán ngay sau thông tin này được công bố.
Kể từ khi lên sàn, biến động giá của CEO là không quá lớn, các nhịp sóng của cổ phiếu này đều rất ngắn. Trong năm 2017, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng thị giá cổ phiếu CEO không nhận bất kỳ một ảnh hưởng nào.
Về kế hoạch phát triển chiến lược đến năm 2021, cột mốc đánh dấu 20 năm phát triển, Tập đoàn CEO đặt mục tiêu nâng tổng tài sản tiệm cận mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để xử lý nhu cầu vốn cho mục tiêu thách thức này, lãnh đạo Tập đoàn cho biết sẽ không sử dụng nhiều vốn vay, mà chủ yếu là sử dụng nguồn vốn từ tiền bán hàng để huy động nguồn vốn xã hội hóa.