'Ông lớn' Sông Đà gây choáng khi lợi nhuận trước thuế thấp kỷ lục

Google News

Sở hữu khối tài sản hơn 15.600 tỉ đồng nhưng ngay trong năm đầu tiên cổ phần hóa, lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty Sông Đà thấp kỷ lục, đạt 22,3 tỉ đồng, bằng 11% kế hoạch.

Tổng công ty Sông Đà những năm qua được đánh giá là "ông lớn" nhà nước trong lĩnh vực xây dựng nhà máy điện, giao thông, nhà máy công nghiệp, chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Nhưng báo cáo phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 vừa được ông Hồ Văn Dũng - tổ trưởng Tổ đại diện phần vốn nhà nước tại tổng công ty - gửi Bộ Xây dựng cho thấy lợi nhuận tổng công ty đạt thấp kỷ lục so với khối tài sản khủng tổng công ty đang nắm giữ.
Tính đến hết năm 2018, Tổng công ty Sông Đà nắm giữ khối tài sản nhà nước khoảng 15.652 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước 4.517 tỉ đồng, doanh thu đạt 2.186 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty chỉ đạt 22,3 tỉ đồng, tương ứng 11% kế hoạch mà hội đồng quản trị đề ra.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước công bố hồi đầu năm nay cũng ghi nhận Tổng công ty Sông Đà đang quản lý, sử dụng 46 khu đất với tổng diện tích hơn 64,3 triệu m2, trong đó có 44 khu đất được giao để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc, 2 khu đất được giao để thực hiện dự án khu dân cư.
'Ong lon' Song Da gay choang khi loi nhuan truoc thue thap ky luc-Hinh-2
 
Tuy nhiên, việc đầu tư vào nhiều dự án thủy điện tại Việt Nam và Lào, dự án BOT chậm thu hồi vốn đã đẩy số nợ phải thu của tổng công ty lên tới 10,7 nghìn tỉ đồng, trong đó nợ quá hạn khoảng 1,9 nghìn tỉ đồng.
Tổng công ty Sông Đà đến nay vẫn do nhà nước nắm cổ phần chi phối, lợi nhuận thấp hiện hiệu quả kinh doanh yếu kém của Tổng công ty Sông Đà trong năm 2018. Bên cạnh đó, tổng tài sản của tổng công ty cũng giảm tương ứng 4,8%, vốn chủ sở hữu nhà nước giảm 1,28% so với hồi đầu năm.
Nguyên nhân lợi nhuận đạt thấp được tổ đại diện phần vốn nhà nước tại tổng công ty giải thích là do sản lượng không đạt kế hoạch, tổng công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 4-2018, Chính phủ quy định không được đánh giá lại các khoản đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp tại thời điểm bàn giao tài chính.
Vì vậy, Tổng công ty Sông Đà đã thực hiện trích lập dự phòng 239 tỉ đồng, trong đó trích lập dự phòng tài chính 179,9 tỉ đồng, dự phòng phải thu khó đòi 59,1 tỉ đồng đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh tổng công ty trong năm 2018.
Theo NDH

>> xem thêm

Bình luận(0)