Theo dự thảo, từ ngày 1/7, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tăng thêm 12,5% nếu được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.
Như vậy, nếu tính theo mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 = mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023 x 1,125.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề xuất tăng thêm 20,8% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng với người chưa được tăng theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP. Sau khi điều chỉnh, cách tính sẽ là mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 = mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6/2023 x 1,208.
|
Ảnh minh họa. |
Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng, từ ngày 1/7, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh + 300.000 đồng/tháng.
Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng thì mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau điều chỉnh = 3.000.000 đồng/tháng.
Theo dự thảo, các đối tượng được điều chỉnh là cán bộ, công chức, công nhân, người lao động, viên chức, quân nhân, công an, người làm công tác cơ yếu theo quy định. Người thuộc diện tăng còn có cán bộ xã, phường, thị trấn; người hoạt động không chuyên trách cấp xã; công nhân cao su;
Bộ đội, công an tham gia kháng chiến chống Mỹ đang hưởng trợ cấp dưới 20 năm công tác, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương cũng thuộc diện điều chỉnh.
Dự thảo cũng đề cập đến người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước 1/1/1995, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp…