Nguyên nhân khiến làn môi của bạn ngày càng khô

Google News

Có những thói quen khiến đôi môi của bạn ngày càng khô, nứt nẻ mà nhiều khi bạn không hề để ý tới.

1. Liếm môi

Đây là một phản xạ tự nhiên khi bạn đột nhiên cảm thấy đôi môi bị khô, nứt nẻ.  Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự gây ra nhiều hiểm họa cho làn môi của bạn nhất là những người có có thói quen cắn môi. Sau khi liếm môi hoặc cắn môi sẽ khiến đôi môi bị mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và sẽ cảm thấy khô môi hơn. Nguyên nhân là do nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi và càng gây khô môi. Bạn càng giữ thói quen này thì da môi của bạn càng khô hơn.

Nguyen nhan khien lan moi cua ban ngay cang kho

2. Thoa son dưỡng môi lên ngón tay rồi mới thoa lên môi

Có rất nhiều sản phẩm dưỡng môi dạng hũ, vì vậy phải dùng ngón tay để thoa lớp dưỡng lên môi. Dù vậy như bạn đã biết tay vốn là bộ phận "bẩn nhất" của cơ thể, nếu dùng ngón tay thoa son dưỡng môi sẽ có khả năng vi khuẩn lưu lại trên son dưỡng, khiến son dưỡng trở thành nơi vi khuẩn có thể phát triển. Nếu bạn muốn thoa son dưỡng bằng ngón tay, hãy rửa sạch ngón tay trước.

3. Mất nước

ĐĐôi môi cũng giống như da của bạn nếu không được bổ sung nước sẽ trơ nên nhăn nheo, khô hanh và nứt nẻ đặc biệt trong mùa đông. Trên thực tế, nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy khô môi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể bị mất nước. Chưa kể là bạn hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày để giữ cho làn da và đôi môi luôn đủ ẩm.

Nguyen nhan khien lan moi cua ban ngay cang kho-Hinh-2

4. Thoa son dưỡng trước khi đi ngủ

Thoa son dưỡng môi trước khi ngủ cứ tưởng tốt ai dè lại khiến môi thêm khô hơn. Son dưỡng chứa nhiều dầu, tạo lớp màng bao bọc trên môi tránh mất nước chứ không giúp dưỡng môi từ bên trong. Bạn nên sử dụng dầu dừa, mật ong thay cho son dưỡng môi thông thường.

5. Do dùng nhiều kháng sinh

Nếu uống nhiều kháng sinh vào mùa đông khiến cơ thể mất nước và đôi môi bị khô. Một số loại thuốc kê theo toa, như Accutane để trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể gây khô môi.

Theo Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)