Vì sao có tia chớp hình cành cây?

Google News

(Kiến Thức) - Tia chớp hình cành cây không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Phần đáy đám mây trong cơn mưa có mang điện tích âm, còn mặt đất do cảm ứng mà có điện tích dương. 

 
Hỏi: Vì sao các tia chớp lại có hình dích dắc như cành cây? - Hoàng Thanh Hưng (Vĩnh Phúc).
TS Trần Văn Lam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết: Đây không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Phần đáy đám mây trong cơn mưa có mang điện tích âm, còn mặt đất do cảm ứng mà có điện tích dương. Sự phóng điện giữa hai vật thể khởi đầu bằng một chớp mang điện tích âm từ đáy đám mây phóng xuống mặt đất để mở đường. Chớp này được gọi là tia chớp mở đường. 
Trước tiên nó phải đi vào vùng không gian điện tích dương phân bố hỗn loạn phía dưới gầm đám mây. Chớp dẫn đường đi qua vùng không khí ẩm dễ dàng hơn là vùng không khí khô. Do trên đường đi, nó phải chọn đường ẩm, tránh đường khô nên để lại một vệt ngoằn ngoèo gấp khúc từ vùng điện tích dương tới không gian điện tích dương khác ở thấp hơn. Trên đường đi ấy nó vẫn tiếp tục phân nhánh tạo ra hình cành cây lộn ngược.
PV (ghi)

Bình luận(0)