Kinh ngạc con cua 100 triệu năm tuổi “mắc kẹt” ngoạn mục trong hổ phách

Google News

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã mô tả con cua đầu tiên đến từ kỷ nguyên khủng long được bảo quản trong hổ phách.

Trong một nghiên cứu được công bố vào trên tạp chí Science Advances, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã mô tả con cua đầu tiên từ kỷ nguyên khủng long được bảo quản trong hổ phách. Nghiên cứu sử dụng Phương pháp CT vi mô để kiểm tra và mô tả Cretapsara athanata, loài cua cổ nhất (khoảng 200 triệu năm tuổi).

Kinh ngac con cua 100 trieu nam tuoi

Con cua được bảo quản trong hổ phách 100 triệu năm tuổi đến từ Kỷ nguyên khủng long. Ảnh: @Lida Xing. 

Cua được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ sâu dưới đáy đại dương đến các rạn san hô, bãi biển, sông, hang động và thậm chí trên cây và cua là một trong số ít các nhóm động vật đã chinh phục môi trường đất liền và môi trường nước ngọt.

Người ta đã tìm thấy hóa thạch của loài cua từ đầu kỷ Jura, hơn 200 triệu năm trước. Tuy nhiên hóa thạch của chúng chỉ giới hạn ở các mảnh, móng vuốt, chân hay bộ phận khác được phát hiện trong đá trầm tích. Đến nay, việc phát hiện ra Cretapsara athanata trong hổ phách được gọi là một mẫu vật ngoạn mục.

Một nhóm các nhà khoa học do đồng tác giả Lida Xing, Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Bắc Kinh đã thực hiện quét CT vi mô của hóa thạch, được đặt trong Bảo tàng Hổ phách Longyin ở Vân Nam, Trung Quốc. Các bức ảnh quét đã tạo ra một bản tái tạo đầy đủ ba chiều về cách bảo quản tinh tế của con vật, chúng ta có thể nhìn thấy cơ thể hoàn chỉnh của con vật bao gồm các mô mỏng manh, như râu và miệng có lớp lông mịn.

Cretapsara athanata trông giống như một số loài cua bờ biển được tìm thấy ngày nay. Sự phát triển của các mang cho thấy đây là loài cua thủy sinh đến bán thủy sinh. Tuy nhiên, nó lại được hóa thạch trong hổ phách.

Theo nghiên cứu, động vật thủy sinh hiếm khi được hóa thạch trong nhựa cây trở thành hổ phách. Những con cua được tìm thấy trước đây trong hổ phách thường thuộc nhóm sống trên đất nhiệt đới và cua sống trên cây. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, làm thế nào mà một loài động vật thủy sinh 200 triệu năm tuổi lại được hóa thạch trong hổ phách, nơi thường chứa các mẫu vật sống trên cạn?

Kinh ngac con cua 100 trieu nam tuoi
Sự phát triển của các mang cho thấy đây là loài cua thủy sinh đến bán thủy sinh. Tuy nhiên, nó lại được hóa thạch trong hổ phách. Ảnh: @Lida Xing. 

Cretapsara athanata có lẽ là một con cua sống bán cạn từ nước di cư lên đất liền như xảy ra với loài cua đỏ mang tính biểu tượng của Đảo Christmas, Cretapsara có thể là một loài cua biết leo cây.

Nghiên cứu này đã đưa ra một nhận định rằng cua thực sự xâm chiếm đất và nước ngọt trong thời kỳ khủng long, chứ không phải trong thời kỳ động vật có vú, đẩy quá trình tiến hóa của cua ngược dòng thời gian.

Huỳnh Dũng (Theo Scitechdaily)

>> xem thêm

Bình luận(0)