Tại một nghĩa địa ở thị trấn nhỏ San Bernardo, Colombia, bằng một cách kỳ lạ nào đó, các xác chết không bị phân hủy mà cứ tự nhiên hóa đá lại sau một thời gian an nghỉ.Hiện tượng lạ này bắt đầu được một thợ đào mộ có tên Eduardo Cifuentes chú ý tới cách đây 20 năm. Trong những lần cải tạo lại những ngôi mộ đã bị lãng quên, ông Cifuentes đã nhận ra điều gì đó thật đặc biệt ở khu an táng này.Theo mô tả của ông Cifuentes, quần áo và làn da của các xác chết đều chuyển sang màu nâu, đặc biệt hơn, hầu hết làn da đều trông xanh xao và nhăn nheo lại do tác động của thời gian.Phát hiện này đã biến nghĩa trang San Bernado thành một điểm dừng chân cho khách du lịch, nơi họ có thể chiêm ngưỡng những xác ướp được cất trong hòm kính: tóc, răng và móng chân, tay vẫn còn nguyên vẹn.Một dòng chữ ở bên trên có ghi: "Hỡi Chúa, hãy cho họ được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng". Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của giới khoa học. Đã có rất nhiều chuyên gia tìm tới San Bernardo để nghiên cứu về các xác chết tự hóa đá.Phần lớn các xác chết đều được chôn vào khoảng cuối những năm 1950. Mặc dù đã nghiên cứu trong một thời gian dài, nhưng các nhà khoa học cũng không thể đưa ra được lời giải thích thỏa mãn nhất cho hiện tượng lạ này.Ngoài khu nghĩa địa ở Colombia, chỉ có một địa điểm nữa ở Mỹ Latinh cũng xảy ra hiện tượng "ướp xác tự nhiên" như vậy là Guanajuato, thị trấn ở miền Trung Mexico.Tuy nhiên, các nhà khoa học tìm ra được nguyên nhân là do điều kiện đất và khí gas trong lòng đất. Nguyên nhân này lại không áp dụng cho các thi thể hóa đá ở San Bernardo bởi lẽ các xác chết ở đây đều được đặt cẩn thận trong quan tài.Người dân địa phương cũng đưa ra một số giải thích về hiện tượng này. Có người cho rằng đó là do độ tinh khiết của nguồn nước trong làng và thức ăn của họ không có các chất phụ gia hóa học.Số khác cho rằng nhiệt độ ở khu vực này "có lợi" cho quá trình ướp xác. Không những thế, có ý kiến cho rằng do 2 loại quả đặc trưng trong chế độ ăn uống của người dân địa phương.Hai loại quả này là guatila (loại quả cứng, to bằng quả cam, màu xanh lục đậm với gai trên vỏ, dân làng gọt vỏ và luộc guatila, thêm nó vào súp) và balu (trông giống như một quả đậu khổng lồ, thường được nấu chín và nghiền thành bột để làm bánh).“Tôi nghĩ rằng do vị trí mới của nghĩa trang, bởi vì hiện tượng đó chưa bao giờ xảy ra ở nghĩa trang cũ", một người dân địa phương cho biết.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Tại một nghĩa địa ở thị trấn nhỏ San Bernardo, Colombia, bằng một cách kỳ lạ nào đó, các xác chết không bị phân hủy mà cứ tự nhiên hóa đá lại sau một thời gian an nghỉ.
Hiện tượng lạ này bắt đầu được một thợ đào mộ có tên Eduardo Cifuentes chú ý tới cách đây 20 năm. Trong những lần cải tạo lại những ngôi mộ đã bị lãng quên, ông Cifuentes đã nhận ra điều gì đó thật đặc biệt ở khu an táng này.
Theo mô tả của ông Cifuentes, quần áo và làn da của các xác chết đều chuyển sang màu nâu, đặc biệt hơn, hầu hết làn da đều trông xanh xao và nhăn nheo lại do tác động của thời gian.
Phát hiện này đã biến nghĩa trang San Bernado thành một điểm dừng chân cho khách du lịch, nơi họ có thể chiêm ngưỡng những xác ướp được cất trong hòm kính: tóc, răng và móng chân, tay vẫn còn nguyên vẹn.
Một dòng chữ ở bên trên có ghi: "Hỡi Chúa, hãy cho họ được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng". Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của giới khoa học. Đã có rất nhiều chuyên gia tìm tới San Bernardo để nghiên cứu về các xác chết tự hóa đá.
Phần lớn các xác chết đều được chôn vào khoảng cuối những năm 1950. Mặc dù đã nghiên cứu trong một thời gian dài, nhưng các nhà khoa học cũng không thể đưa ra được lời giải thích thỏa mãn nhất cho hiện tượng lạ này.
Ngoài khu nghĩa địa ở Colombia, chỉ có một địa điểm nữa ở Mỹ Latinh cũng xảy ra hiện tượng "ướp xác tự nhiên" như vậy là Guanajuato, thị trấn ở miền Trung Mexico.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tìm ra được nguyên nhân là do điều kiện đất và khí gas trong lòng đất. Nguyên nhân này lại không áp dụng cho các thi thể hóa đá ở San Bernardo bởi lẽ các xác chết ở đây đều được đặt cẩn thận trong quan tài.
Người dân địa phương cũng đưa ra một số giải thích về hiện tượng này. Có người cho rằng đó là do độ tinh khiết của nguồn nước trong làng và thức ăn của họ không có các chất phụ gia hóa học.
Số khác cho rằng nhiệt độ ở khu vực này "có lợi" cho quá trình ướp xác. Không những thế, có ý kiến cho rằng do 2 loại quả đặc trưng trong chế độ ăn uống của người dân địa phương.
Hai loại quả này là guatila (loại quả cứng, to bằng quả cam, màu xanh lục đậm với gai trên vỏ, dân làng gọt vỏ và luộc guatila, thêm nó vào súp) và balu (trông giống như một quả đậu khổng lồ, thường được nấu chín và nghiền thành bột để làm bánh).
“Tôi nghĩ rằng do vị trí mới của nghĩa trang, bởi vì hiện tượng đó chưa bao giờ xảy ra ở nghĩa trang cũ", một người dân địa phương cho biết.