Các quan chức triều Thanh tung tay áo hai lần trước khi quỳ xuống, tại sao?

Google News

Khi xem một số bộ phim truyền hình về triều đại nhà Thanh, trước khi chào Hoàng đế, các quan chức luôn phất tay áo hai lần rồi sau đó quỳ xuống để chào.

Trong xã hội phong kiến thời xưa, các quan chức trong triều có thứ tự phân bậc nghiêm ngặt. Những người có địa vị khác nhau sẽ có những phép xã giao khác nhau khi gặp nhau. Trong triều đại nhà Thanh, các quan chức luôn phất tay áo hai lần như phủi bụi rồi sau đó quỳ xuống để chào Hoàng đế. Vậy nghi thức này có ý nghĩa gì?

Cac quan chuc trieu Thanh tung tay ao hai lan truoc khi quy xuong, tai sao?

1. Phong tục của người Mãn Châu

Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của Trung Quốc, không phải do người Hán thành lập mà do người Mãn thiểu số lập nên. Vốn là những người du mục bán khai, người Mãn Châu dần chiếm ưu thế tại vùng hiện ở phía đông nam Nga. Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) thành lập vào đầu thế kỷ 17.

Người Mãn Châu sống trên đồng cỏ nên họ được rèn dũa sự dũng cảm, thiện chiến cùng tài cưỡi ngựa và bắn cung giỏi. Để thuận lợi cho các hoạt động mạnh mẽ như cưỡi ngựa và bắn cung, trang phục của người Mãn Châu được thiết kế rất khác so với người Hán. Quần áo của người Mãn có ống tay hẹp và mở ra tứ phía, thuận tiện cho việc đi lại và bắn súng, điều này thích nghi với môi trường địa lý mà họ sinh sống thời bấy giờ.

Sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng Trung tâm, để củng cố quyền cai trị của mình, hai nền văn hóa Mãn Châu và Hán bắt đầu được giao thoa. Hiển thị trực quan nhất của hiện tượng này là những thay đổi trong trang phục của người Mãn Châu. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hán, tay áo của trang phục Mãn Châu dần trở nên rộng hơn, đồng thời vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng.

Tay áo của trang phục Mãn Châu được cải tiến trông giống như móng ngựa nên còn được gọi là tay áo móng ngựa. Loại tay áo này tích hợp văn hóa Hán tộc, đồng thời cũng thể hiện đặc điểm cưỡi ngựa giỏi của người Mãn Châu.

Cac quan chuc trieu Thanh tung tay ao hai lan truoc khi quy xuong, tai sao?-Hinh-2

2. Ý nghĩa của việc phất tay áo 2 lần khi diện kiến Hoàng đế

Sở dĩ phần tay áo của các quan lại được thiết kế dài, rộng như vậy là do người Mãn Châu thường ra ngoài săn bắn. Khi đi săn, họ sẽ kéo tay áo xuống để bảo vệ cổ tay và cánh tay. Ngày thường, tay áo được xắn lên, chỉ khi gặp Hoàng đế mới được vỗ ra để rũ tay áo xuống.

Đầu tiên, đó là để chứng tỏ rằng các vị quan chức này chỉ đến gặp Hoàng đế sau khi bụi đã được phủi sạch, nhằm bày tỏ sự tôn kính của bản thân đối với vị Hoàng đế.

Cac quan chuc trieu Thanh tung tay ao hai lan truoc khi quy xuong, tai sao?-Hinh-3

Khi các quan tôn thờ Hoàng đế, họ vỗ tay áo hai lần, điều này không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với Hoàng đế mà còn thể hiện lễ nghĩa, khiến toàn cảnh trở nên trang nghiêm. Trong một số cảnh chính, các vị quan hoàn thành đồng nhất hành động vỗ tay áo, điều này có thể cho thấy tầm quan trọng của họ đối với hệ thống nghi thức. Sau đó, với sự phát triển của thời đại, hành động này đã được lồng ghép vào nghi thức diện kiến Hoàng đế.

Thứ hai, việc các quan chức vỗ tay áo hai lần trước khi chào còn mang ý nghĩa trấn an Hoàng đế.

Với phần tay áo hình móng ngựa được sửa đổi có ống tay rộng, giúp các quan chức dễ dàng cất giấu vũ khí và những thứ khác như giấy tờ, sổ sách bên trong tay áo. Để thể hiện bản thân luôn đảm bảo an toàn cho Hoàng đế, không cất giấu bất cứ thứ gì gây nguy hiểm, các quan chức sẽ vỗ nhẹ vào tay áo của mình hai lần khi chào nhằm khẳng định bên trong tay áo rất an toàn, khoogn chứa vật gì cả.

Cac quan chuc trieu Thanh tung tay ao hai lan truoc khi quy xuong, tai sao?-Hinh-4

Thứ ba là thể hiện sự thanh liêm của bản thân

Ban đầu tay áo của người Mãn Châu hẹp nhưng do du nhập các văn hóa của người Hán nên phần tay áo cũng trở nên rộng hơn. Bên trong tay áo có thể mang theo một số vật phẩm như một số tờ bạc mệnh giá tương đối lớn, những thứ này thường thấy trên các quan chức tham nhũng. Để cho Hoàng đế thấy mình là một vị quan trung thực, liêm khiết, các vị quan sẽ tung tay áo khi chào, nếu phủi mạnh tay áo không thấy có thứ gì rơi ra thì có nghĩa là ông ta không giấu tiền bên trong.

Cac quan chuc trieu Thanh tung tay ao hai lan truoc khi quy xuong, tai sao?-Hinh-5

Là Hoàng đế, ai cũng hy vọng dưới trướng của mình có thêm nhiều quan viên lương thiện nên đã đặt ra quy định này, khi các quan thấy hoàng đế, họ sẽ phải phất tay áo nhằm chứng tỏ trong tay áo không có giấu diếm thứ gì. Hoàng đế cũng muốn các quan lại sử dụng hành vi này để kiềm chế tệ nạn tham nhũng trong chính quyền, nhưng phương pháp này chỉ là một hình thức bởi thực tế vẫn còn rất nhiều quan tham ngay cả khi họ có thực hiện nghi lễ này rất chuyên nghiệp.

Tóm lại:

Có rất nhiều ý nghĩa đằng sau một chi tiết nhỏ lấp ló ống tay áo. Nó không chỉ có thể bày tỏ lòng trung với Hoàng đế mà còn thể hiện rằng ông là một vị quan trung thực. Nghi thức này rất phổ biến vào thời nhà Thanh.

Là triều đại cuối cùng của đất nước Trung Quốc, nhà Thanh đã đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Mãn Thanh và Hán. Trang phục Mãn Thanh kết hợp các yếu tố Hán, và cũng kết hợp văn hóa Hán khi chào, vì vậy chỉ các quan chức triều Thanh mới phất tay áo hai lần khi chào.

Theo Phương Anh/Công lý & xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)