Cuối triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đã mở rộng cửa giao lưu với nước ngoài nên Hoàng tộc triều Thanh cũng được tiếp cận với máy ảnh. Nhờ vậy những hình ảnh chân thực nhất cuộc sống của người dân thời đại này đã được lưu lại.Nhờ đó, chúng ta cũng được chiêm ngưỡng nhan sắc của các tân nương nhà Thanh. Trong ảnh là đám cưới là cháu gái của Tăng Quốc Phiên, tân lang là cháu trai của Lý Hồng Chương.Đối với người xưa, hôn lễ là một dịp vô cùng trọng đại, vì vậy những người có thân phận khác nhau sẽ mặc trang phục không giống nhau.Mũ đội đầu của tân nương cũng thể hiện phẩm cấp (chức quan) của tân lang. Tân nương đội mũ với họa tiết càng lớn thì càng chứng tỏ tân lang là người có chức cao.Có thể thấy vị tân nương trong ảnh là con của một gia đình giàu có bởi cô đội một chiếc mũ phượng rất lớn được làm từ vật liệu đắt đỏ.Một cặp đôi vừa tổ chức hôn lễ ở Hà Nam, Trung Quốc thời nhà Thanh. Tân nương với phục sức hoa lệ nhưng gương mặt lại đượm buồn.Đúng như câu nói thường xuất hiện trên các phim truyền hình Trung Quốc:" Dùng kiệu lớn 8 người khiêng đi rước dâu".Tân lang và tân nương chụp ảnh cùng bố mẹ. Tân nương được gia đình tân lang nuôi từ nhỏ và có phần già dặn hơn chú rể.Cặp đôi trong ảnh được xem là những người mở đầu trào lưu kết hôn với người phương Tây. Tân lang là Hiệu trưởng trường Đại học St. John's ở Thượng Hải, còn tân nương là Hiệu trưởng của một trường Trung học địa phương.Trào lưu tổ chức hôn lễ theo kiểu Trung - Tây kết hợp cũng bắt đầu thịnh hành vào thời kỳ cuối triều Thanh. Thay vì cầm bó hoa giống người phương Tây thì trên tay các tân nương lại là vòng hoa được kết theo kiểu Trung Quốc.Hôn lễ của một quan viên với chính thất (vợ cả). Cặp đôi được đánh giá là có ngoại hình khá xứng đôi vừa lứa.Một tân nương được nhà giàu cưới về làm vợ lẽ. Hôn lễ với chính thất được tổ chức rất long trọng, còn với thê thiếp thì đơn giản hơn và thường do một tay bà cả lo liệu.Đôi khi vợ lẽ lúc xuất giá cũng chỉ mặc đồ đơn giản, thậm chí là đồ vẫn mặc vào ngày thường. Họ không được mặc hỉ phục, cũng không được đội mũ phượng hay được kiệu 8 người khiêng về nhà chồng.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Cuối triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đã mở rộng cửa giao lưu với nước ngoài nên Hoàng tộc triều Thanh cũng được tiếp cận với máy ảnh. Nhờ vậy những hình ảnh chân thực nhất cuộc sống của người dân thời đại này đã được lưu lại.
Nhờ đó, chúng ta cũng được chiêm ngưỡng nhan sắc của các tân nương nhà Thanh. Trong ảnh là đám cưới là cháu gái của Tăng Quốc Phiên, tân lang là cháu trai của Lý Hồng Chương.
Đối với người xưa, hôn lễ là một dịp vô cùng trọng đại, vì vậy những người có thân phận khác nhau sẽ mặc trang phục không giống nhau.
Mũ đội đầu của tân nương cũng thể hiện phẩm cấp (chức quan) của tân lang. Tân nương đội mũ với họa tiết càng lớn thì càng chứng tỏ tân lang là người có chức cao.
Có thể thấy vị tân nương trong ảnh là con của một gia đình giàu có bởi cô đội một chiếc mũ phượng rất lớn được làm từ vật liệu đắt đỏ.
Một cặp đôi vừa tổ chức hôn lễ ở Hà Nam, Trung Quốc thời nhà Thanh. Tân nương với phục sức hoa lệ nhưng gương mặt lại đượm buồn.
Đúng như câu nói thường xuất hiện trên các phim truyền hình Trung Quốc:" Dùng kiệu lớn 8 người khiêng đi rước dâu".
Tân lang và tân nương chụp ảnh cùng bố mẹ. Tân nương được gia đình tân lang nuôi từ nhỏ và có phần già dặn hơn chú rể.
Cặp đôi trong ảnh được xem là những người mở đầu trào lưu kết hôn với người phương Tây. Tân lang là Hiệu trưởng trường Đại học St. John's ở Thượng Hải, còn tân nương là Hiệu trưởng của một trường Trung học địa phương.
Trào lưu tổ chức hôn lễ theo kiểu Trung - Tây kết hợp cũng bắt đầu thịnh hành vào thời kỳ cuối triều Thanh. Thay vì cầm bó hoa giống người phương Tây thì trên tay các tân nương lại là vòng hoa được kết theo kiểu Trung Quốc.
Hôn lễ của một quan viên với chính thất (vợ cả). Cặp đôi được đánh giá là có ngoại hình khá xứng đôi vừa lứa.
Một tân nương được nhà giàu cưới về làm vợ lẽ. Hôn lễ với chính thất được tổ chức rất long trọng, còn với thê thiếp thì đơn giản hơn và thường do một tay bà cả lo liệu.
Đôi khi vợ lẽ lúc xuất giá cũng chỉ mặc đồ đơn giản, thậm chí là đồ vẫn mặc vào ngày thường. Họ không được mặc hỉ phục, cũng không được đội mũ phượng hay được kiệu 8 người khiêng về nhà chồng.