Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua xuất chúng và quyền lực của nhà Thanh. Là ông hoàng thông minh, lỗi lạc, Khang Hy quyết định trao ngai vàng cho con trai là tứ hoàng tử Dận Chân - người sau này trở thành hoàng đế Ung Chính.Về sau, hoàng đế Ung Chính truyền lại ngai vàng cho con trai là Hoằng Lịch (tức vua Càn Long sau này). Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa 3 ông hoàng này, giới nghiên cứu phát hiện một sự việc khó tin và thú vị.Đó là cuộc gặp đầu tiên giữa hoàng đế Khang Hy với người cháu nội Hoằng Lịch. Theo sử sách, khi vua Khang Hy tuổi cao, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các hoàng tử ngày càng diễn ra gay gắt. Tứ hoàng tử Dận Chân cũng tham gia cuộc chiến tranh đoạt ngôi vị khốc liệt này.Đối đầu với Tứ hoàng tử Dận Chân là những người anh em cùng cha khác mẹ cũng như em trai cùng cha cùng mẹ. Biết vua cha là người coi trọng tình cảm, Dận Chân dùng "lá bài" tình thân để được Khang Hy coi trọng.Dận Chân biết được vua cha phiền muộn vì chuyện triều chính cũng như các cuộc chiến ngấm ngầm hay công khai giữa các con trai để trở thành người kế vị. Vì vậy, Dận Chân quyết định mời vua cha đến phủ dự tiệc.Trong bữa tiệc đó, Dận Chân cho con trai mình là Hoằng Lịch, 12 tuổi, đến diện kiến ông nội - vua Khang Hy. Khi lần đầu nhìn thấy người cháu nội này, Khang Hy giật mình một lúc và nhanh chóng đặt ly rượu trên tay xuống bàn.Hoàng đế Khang Hy giật mình được cho là vì thấy tướng mạo của Hoằng Lịch lộ rõ sự điềm tĩnh, nói năng trôi chảy, bộc lộ sự thông minh mà không hề có chút sợ hãi khi gặp bậc đế vương. Người cháu này có phong thái của một người lãnh đạo trong tương lai.Điều này khiến vua Khang Hy vô cùng hài lòng. Sau cuộc gặp này, ông dành nhiều tình thương yêu cho Hoằng Lịch. Thậm chí, ông còn sai người xem sinh thần bát tự của cháu nội và biết được Hoằng Lịch có mệnh đại phú đại quý thì càng vui mừng hơn.Thậm chí, vua Khang Hy còn dặn dò Dận Chân chăm sóc thật tốt cho con trai Hoằng Lịch. Nhờ con trai được ông nội yêu quý, Dận Chân chiếm ưu thế trong cuộc chiến ngai vàng. Quả thật, trước lúc băng hà, vua Khang Hy nhường ngôi cho Dận Chân. Theo đó, ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế và trở thành vua Ung Chính.Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Dận Chân được Khang Hy chọn làm người kế vị là vì ông có người con trai thông minh, giỏi giang là Hoằng Lịch. Sau khi Dận Chân qua đời, Hoằng Lịch, 25 tuổi, trở thành tân vương của nhà Thanh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua xuất chúng và quyền lực của nhà Thanh. Là ông hoàng thông minh, lỗi lạc, Khang Hy quyết định trao ngai vàng cho con trai là tứ hoàng tử Dận Chân - người sau này trở thành hoàng đế Ung Chính.
Về sau, hoàng đế Ung Chính truyền lại ngai vàng cho con trai là Hoằng Lịch (tức vua Càn Long sau này). Khi tìm hiểu mối quan hệ giữa 3 ông hoàng này, giới nghiên cứu phát hiện một sự việc khó tin và thú vị.
Đó là cuộc gặp đầu tiên giữa hoàng đế Khang Hy với người cháu nội Hoằng Lịch. Theo sử sách, khi vua Khang Hy tuổi cao, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các hoàng tử ngày càng diễn ra gay gắt. Tứ hoàng tử Dận Chân cũng tham gia cuộc chiến tranh đoạt ngôi vị khốc liệt này.
Đối đầu với Tứ hoàng tử Dận Chân là những người anh em cùng cha khác mẹ cũng như em trai cùng cha cùng mẹ. Biết vua cha là người coi trọng tình cảm, Dận Chân dùng "lá bài" tình thân để được Khang Hy coi trọng.
Dận Chân biết được vua cha phiền muộn vì chuyện triều chính cũng như các cuộc chiến ngấm ngầm hay công khai giữa các con trai để trở thành người kế vị. Vì vậy, Dận Chân quyết định mời vua cha đến phủ dự tiệc.
Trong bữa tiệc đó, Dận Chân cho con trai mình là Hoằng Lịch, 12 tuổi, đến diện kiến ông nội - vua Khang Hy. Khi lần đầu nhìn thấy người cháu nội này, Khang Hy giật mình một lúc và nhanh chóng đặt ly rượu trên tay xuống bàn.
Hoàng đế Khang Hy giật mình được cho là vì thấy tướng mạo của Hoằng Lịch lộ rõ sự điềm tĩnh, nói năng trôi chảy, bộc lộ sự thông minh mà không hề có chút sợ hãi khi gặp bậc đế vương. Người cháu này có phong thái của một người lãnh đạo trong tương lai.
Điều này khiến vua Khang Hy vô cùng hài lòng. Sau cuộc gặp này, ông dành nhiều tình thương yêu cho Hoằng Lịch. Thậm chí, ông còn sai người xem sinh thần bát tự của cháu nội và biết được Hoằng Lịch có mệnh đại phú đại quý thì càng vui mừng hơn.
Thậm chí, vua Khang Hy còn dặn dò Dận Chân chăm sóc thật tốt cho con trai Hoằng Lịch. Nhờ con trai được ông nội yêu quý, Dận Chân chiếm ưu thế trong cuộc chiến ngai vàng. Quả thật, trước lúc băng hà, vua Khang Hy nhường ngôi cho Dận Chân. Theo đó, ông đăng cơ lên ngôi hoàng đế và trở thành vua Ung Chính.
Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân khiến Dận Chân được Khang Hy chọn làm người kế vị là vì ông có người con trai thông minh, giỏi giang là Hoằng Lịch. Sau khi Dận Chân qua đời, Hoằng Lịch, 25 tuổi, trở thành tân vương của nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.