Khi nhắc đến hoàng đế Trung Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một vị vua quyền lực, nắm trong tay quyền sinh - sát và sở hữu nhiều của cải nhất đất nước.Vì vậy, nhiều người cứ ngỡ hoàng đế là người đứng trên vạn người, không có người nào phải kiêng dè, sợ hãi. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trên thực tế, dù là người đứng đầu đất nước nhưng hoàng đế thường "nơm nớp" sợ một người đó là Thái hậu. Thông thường, thái hậu là mẹ ruột của hoàng đế.Tuy nhiên, trong một số trường hợp hoàng đế và hoàng hậu không có con trai nối dõi, một thành viên hoàng tộc sẽ được lựa chọn làm người kế vị.Sau khi tân vương đăng cơ, hoàng hậu của vị vua đời trước sẽ trở thành thái hậu quyền lực trong hậu cung. Thậm chí, nhiều thái hậu trong lịch sử khuynh đảo triều chính bằng việc buông rèm nhiếp chính khi tân vương nhỏ tuổi. Ngay cả khi nhà vua đủ tuổi để xử lý triều chính, thái hậu cũng không muốn từ bỏ quyền lực đã nắm trong tay. Theo đó, thái hậu sẽ tìm mọi cách biến nhà vua thành "bù nhìn" để nắm quyền.Lã Hậu là một trong những thái hậu khét tiếng trong lịch sử. Do Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi báu khi còn nhỏ nên Lã Hậu buông rèm nhiếp chính, xử lý chuyện triều chính và từng bước thâu tóm quyền lực.Là con trai của Lã Hậu, Hán Huệ Đế Lưu Doanh không có thực quyền của một vị vua dù đã cố gắng đấu tranh giành lại vương quyền. Tuy nhiên, ông hoàng này ông thể đoạt lại quyền lực trước sự độc ác của mẹ ruột. Do đó, Hán Huệ Đế Lưu Doanh chìm vào các cuộc ăn chơi trác táng để quên đi ưu sầu. Về sau, ông lầm bệnh rồi qua đời khi mới 22 tuổi.Tương tự, trong hơn 10 năm đầu ngồi trên ngaui vàng, hoàng đế Tống Nhân Tông nghe theo mọi sự sắp xếp của Chương Hiến Thái hậu Lưu thị. Sau khi Chương Hiến Thái hậu Lưu thị qua đời, vua Tống Nhân Tông mới có thể là một vị vua có thực quyền.Theo các chuyên gia, sở dĩ các hoàng đế thường sợ thái hậu và bị chi phối, thao túng là vì lợi thế về thân phận. Là người có quyền lực lớn trong hậu cung, thái hậu lấy thân phận mẹ của hoàng đế để can thiệp triều chính, giúp con trai trị quốc lúc còn nhỏ hoặc thiếu kinh nghiệm.Thêm nữa, hoàng đế là tấm gương cho quần thần, người dân học hỏi về đạo làm con. Nếu nhà vua có hành động bất hiếu, vô lễ với thái hậu thì có thể trở thành lý do bị quần thần đàm tiếu, thậm chí có thể dẫn tới việc bị phế bỏ, đánh mất ngai vàng.Một nguyên nhân khác được cho là thái hậu là người sống lâu trong cung nên có nhiều kinh nghiệm trong cuộc tranh đoạt quyền lực. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể áp đảo và thao túng hoàng đế.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Khi nhắc đến hoàng đế Trung Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh một vị vua quyền lực, nắm trong tay quyền sinh - sát và sở hữu nhiều của cải nhất đất nước.
Vì vậy, nhiều người cứ ngỡ hoàng đế là người đứng trên vạn người, không có người nào phải kiêng dè, sợ hãi. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trên thực tế, dù là người đứng đầu đất nước nhưng hoàng đế thường "nơm nớp" sợ một người đó là Thái hậu. Thông thường, thái hậu là mẹ ruột của hoàng đế.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hoàng đế và hoàng hậu không có con trai nối dõi, một thành viên hoàng tộc sẽ được lựa chọn làm người kế vị.
Sau khi tân vương đăng cơ, hoàng hậu của vị vua đời trước sẽ trở thành thái hậu quyền lực trong hậu cung. Thậm chí, nhiều thái hậu trong lịch sử khuynh đảo triều chính bằng việc buông rèm nhiếp chính khi tân vương nhỏ tuổi. Ngay cả khi nhà vua đủ tuổi để xử lý triều chính, thái hậu cũng không muốn từ bỏ quyền lực đã nắm trong tay. Theo đó, thái hậu sẽ tìm mọi cách biến nhà vua thành "bù nhìn" để nắm quyền.
Lã Hậu là một trong những thái hậu khét tiếng trong lịch sử. Do Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi báu khi còn nhỏ nên Lã Hậu buông rèm nhiếp chính, xử lý chuyện triều chính và từng bước thâu tóm quyền lực.
Là con trai của Lã Hậu, Hán Huệ Đế Lưu Doanh không có thực quyền của một vị vua dù đã cố gắng đấu tranh giành lại vương quyền. Tuy nhiên, ông hoàng này ông thể đoạt lại quyền lực trước sự độc ác của mẹ ruột. Do đó, Hán Huệ Đế Lưu Doanh chìm vào các cuộc ăn chơi trác táng để quên đi ưu sầu. Về sau, ông lầm bệnh rồi qua đời khi mới 22 tuổi.
Tương tự, trong hơn 10 năm đầu ngồi trên ngaui vàng, hoàng đế Tống Nhân Tông nghe theo mọi sự sắp xếp của Chương Hiến Thái hậu Lưu thị. Sau khi Chương Hiến Thái hậu Lưu thị qua đời, vua Tống Nhân Tông mới có thể là một vị vua có thực quyền.
Theo các chuyên gia, sở dĩ các hoàng đế thường sợ thái hậu và bị chi phối, thao túng là vì lợi thế về thân phận. Là người có quyền lực lớn trong hậu cung, thái hậu lấy thân phận mẹ của hoàng đế để can thiệp triều chính, giúp con trai trị quốc lúc còn nhỏ hoặc thiếu kinh nghiệm.
Thêm nữa, hoàng đế là tấm gương cho quần thần, người dân học hỏi về đạo làm con. Nếu nhà vua có hành động bất hiếu, vô lễ với thái hậu thì có thể trở thành lý do bị quần thần đàm tiếu, thậm chí có thể dẫn tới việc bị phế bỏ, đánh mất ngai vàng.
Một nguyên nhân khác được cho là thái hậu là người sống lâu trong cung nên có nhiều kinh nghiệm trong cuộc tranh đoạt quyền lực. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể áp đảo và thao túng hoàng đế.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.