Dù bận rộn với công việc kế toán tại trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội nhưng chị Quách Thị Nhịp (SN 1968, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn dành thời gian thiết kế “trang trại mini” xanh mát trên sân thượng của ngôi nhà 6 tầng, vừa trồng rau củ quả, vừa chăn nuôi, tự cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình mình.Với diện tích rộng khoảng 40m², "trang trại mini" của chị Nhịp đã tạo cho gia đình một không gian xanh mát với đủ các loại rau quả sạch. Đối với chị, thời gian chăm vườn, ngắm cây, là lúc chị cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhất.Chia sẻ với PV, chị Nhịp cho biết chị bắt đầu tập trồng rau, từ hơn chục năm trước, khi đọc nhiều thông tin về thực phẩm bẩn trên thị trường.Ban đầu, chị thiết kế vườn rau trên sân thượng tầng 5, tuy nhiên hiệu quả mang lại không như chị mong muốn. Cách đây 2 năm, chị Nhịp cải tạo lại sân thượng tầng 6 để làm vườn rau, còn tầng 5 chị làm khu nuôi gà và chim bồ câu.Theo chị Nhịp, trồng cây trên sân thượng khó hơn nhiều so với mặt đất vì diện tích đất để giữ ẩm cho cây ít hơn, người trồng cây phải dành thời gian nghiên cứu, nắm được đặc tính của từng loại cây để có cách chăm sóc phù hợp.Ban đầu mới trồng, cây gì chị cũng thích nên trồng mỗi loại một ít. Tuy nhiên, thời gian đầu trồng rau chưa có kinh nghiệm, cây phát triển chậm, không năng suất, lại bị côn trùng phá tan hoang nên chị không thu hoạch được…Sau đó, nhờ học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chị Nhịp đã nhanh chóng tìm được phương pháp trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn rất nhiều. Hiện tại, trong vườn nhà chị có các loại rau quả như mồng tơi, rau muống, rau đay, bầu, mướp, ngải cứu...; các loại rau thơm và nhiều loại dưa như dưa lưới, dưa lê, thậm chí còn có cả dưa lê Hàn Quốc…Theo kinh nghiệm của chị Nhịp, trồng rau sạch cần đúng thời vụ. Vụ đông xuân nên trồng bắp cải, su hào... Mùa xuân hè nên trồng mồng tơi, rau dền, rau muống... Bên cạnh đó, cần làm đất và phơi nắng thật kỹ, phân phải hoai, phân bò, phân gà, rác bếp, trấu và vỏ dừa trộn đều cho vào thùng để trồng.Chị Nhịp cho biết, để giữ cho các loại rau, củ, quả không bị chết và mắc bệnh nấm thì cần thường xuyên cắt tỉa các lá già, sâu bệnh, tránh bị lây sang quả. Trong quá trình trồng cây, có thể bổ sung thêm phân gà, rác thải hữu cơ để tránh cây bị trơ gốc khi mưa và luôn giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Dù bận rộn với công việc kế toán tại trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội nhưng chị Quách Thị Nhịp (SN 1968, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn dành thời gian thiết kế “trang trại mini” xanh mát trên sân thượng của ngôi nhà 6 tầng, vừa trồng rau củ quả, vừa chăn nuôi, tự cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình mình.
Với diện tích rộng khoảng 40m², "trang trại mini" của chị Nhịp đã tạo cho gia đình một không gian xanh mát với đủ các loại rau quả sạch. Đối với chị, thời gian chăm vườn, ngắm cây, là lúc chị cảm thấy vui vẻ và thoải mái nhất.
Chia sẻ với PV, chị Nhịp cho biết chị bắt đầu tập trồng rau, từ hơn chục năm trước, khi đọc nhiều thông tin về thực phẩm bẩn trên thị trường.
Ban đầu, chị thiết kế vườn rau trên sân thượng tầng 5, tuy nhiên hiệu quả mang lại không như chị mong muốn. Cách đây 2 năm, chị Nhịp cải tạo lại sân thượng tầng 6 để làm vườn rau, còn tầng 5 chị làm khu nuôi gà và chim bồ câu.
Theo chị Nhịp, trồng cây trên sân thượng khó hơn nhiều so với mặt đất vì diện tích đất để giữ ẩm cho cây ít hơn, người trồng cây phải dành thời gian nghiên cứu, nắm được đặc tính của từng loại cây để có cách chăm sóc phù hợp.
Ban đầu mới trồng, cây gì chị cũng thích nên trồng mỗi loại một ít. Tuy nhiên, thời gian đầu trồng rau chưa có kinh nghiệm, cây phát triển chậm, không năng suất, lại bị côn trùng phá tan hoang nên chị không thu hoạch được…
Sau đó, nhờ học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chị Nhịp đã nhanh chóng tìm được phương pháp trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn rất nhiều. Hiện tại, trong vườn nhà chị có các loại rau quả như mồng tơi, rau muống, rau đay, bầu, mướp, ngải cứu...; các loại rau thơm và nhiều loại dưa như dưa lưới, dưa lê, thậm chí còn có cả dưa lê Hàn Quốc…
Theo kinh nghiệm của chị Nhịp, trồng rau sạch cần đúng thời vụ. Vụ đông xuân nên trồng bắp cải, su hào... Mùa xuân hè nên trồng mồng tơi, rau dền, rau muống... Bên cạnh đó, cần làm đất và phơi nắng thật kỹ, phân phải hoai, phân bò, phân gà, rác bếp, trấu và vỏ dừa trộn đều cho vào thùng để trồng.
Chị Nhịp cho biết, để giữ cho các loại rau, củ, quả không bị chết và mắc bệnh nấm thì cần thường xuyên cắt tỉa các lá già, sâu bệnh, tránh bị lây sang quả. Trong quá trình trồng cây, có thể bổ sung thêm phân gà, rác thải hữu cơ để tránh cây bị trơ gốc khi mưa và luôn giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.