Ai cũng biết rằng, mẫu thân Càn Long là 1 vị Hoàng Thái hậu vô cùng quyền uy, thế nhưng lại chẳng mấy người biết đến mối tình đậm sâu của bà với Hoàng đế Ung Chính.
Sùng Khánh Hoàng Thái hậu từng là Quý phi của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế và bởi là mẹ của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế nên bà đã được phong chức danh Hoàng Thái hậu.
Bà là 1 trong những người sống lâu nhất của các đời Thái hậu nhà Thanh và cũng là Thái hậu vị vị lâu nhất. Bà không chỉ là người có con cháu đầy đàn, địa vị cao mà còn là người được hưởng rất nhiều vinh hoa phú quý mà ít ai có thể sánh được.
|
Ảnh minh họa. |
Dù xuất thân thường dân nhưng khiến Hoàng đế phá bỏ mọi luật lệ
Sùng Khánh Hoàng Thái hậu sinh ra trong 1 gia đình bình dân và chẳng khác gì những người thường dân khác, mặc dù bà thuộc thị tộc Nữu Hỗ Lộc danh giá.
Theo tìm hiểu, trước đây Nữu Hỗ Lộc là 1 thị tộc quyền thế nhưng tổ tiên của bà lại chỉ là 1 chi nhánh khá nhỏ. Chính vì vậy, từ đời cha bà, kinh tế gia đình cũng như quyền thế đã sa sút như vậy. Đó cũng là lý do khiến bà chỉ xếp vào hàng thứ thiếp khi nhập phủ Ung Thân Vương.
Năm 1705, khi mới chỉ 12 tuổi, bà kết hôn với Ung Thân Vương và được phong làm Cách cách. Lúc này bà chỉ là thứ thiếp của các Hoàng tử nhà Thanh, dưới Trắc phúc tấn, Đích phúc tấn và chỉ trên các Thị thiếp không có danh phận.
Ung Thân vương bất ngờ lâm bệnh vào năm Khang Hi, khi ấy bệnh tình rất nguy kịch. Chính Sùng Khánh Hoàng Thái hậu là người hầu hạ, chăm sóc ông những ngày tháng ấy, do vậy sau khi Ung Thân Vương bình phục bệnh tình đã vô cùng sủng ái bà.
Đến năm 1711, bà sinh con trai tên Hoằng Lịch, cũng là con trai thứ 4 của Ung Thân vương. Khi Hoằng Lịch được 10 tuổi, trong một buổi yến tiệc tại Mẫu Đơn đài – Viên Minh Viên, bà theo Ung Thân Vương vào bái kiến Khang Hy Đế.
Thấy Hoằng Lịch thông minh hơn người, do vậy Khang Hy Đế đã yêu mến và đón vào cung nuôi nắng và hằng ngày cho đọc sách. Khi đó, Sùng Khánh Hoàng Thái hậu được mọi người trong ngoài cung hết lời khen ngợi vì biết cách dạy con.
Ung Thân Vương lên ngôi Hoàng đế năm 1722 và lấy niên hiệu là Ung Chính. Lúc này, Ung Chính sắc phong cho Sùng Khánh Hoàng Thái hậu làm Hi phi- Chính tam phẩm, địa vị của bà lúc này đứng thứ 4 sau Hoàng hậu, Niên quý phi và Tề phi.
Mặc dù theo thông lệ trước đó, những thiếp thất của vị Hoàng đế mới lên ngôi có danh danh vị Trắc phúc tấn mới được sắc phong lên các bậc Phi, Quý phi hoặc cao hơn là Hoàng quý phi, các Cách cách như bà chỉ được sách phong lên bậc Tần.
Sau đó 11 năm, đến năm 1731, Ô Lạt Na lạp Hoàng hậu qua đời. Hi quý phi được ban quyền tiếp quản Hậu cung. Bởi lẽ, lúc này trong cung Hi quý phi thì Phi tần có quyền hành cao nhất. Còn Niên Quý phi cũng đã qua đời vào năm 1725. Về Tề phi Lý thị thì do con trai là Hoằng Thời đã có hành vi lỗ mãng nên đã bị Ung Chính thất sủng.
Mẹ quý nhờ con
Sau khi trị vì 12 năm, vua Ung Chính băng hà. Tứ a ca Hoằng Lịch lên ngôi Càn Long Đế. Tân đế ra chỉ tôn mẫu thân là Hi Quý phi trở thành Sùng Khánh Hoàng Thái hậu.
Vua Càn Long rất hiếu thảo với Hoàng ngạch nương, đưa bà đi du ngoạn khắp nơi, đồng thời cũng hỏi ý kiến bà trong một số công việc. Khi Thái hậu tuổi đã cao, hoàng đế cũng dừng mọi chuyến du ngoạn và chỉ tiếp tục xuất hành khi bà qua đời.
Nhìn lại cuộc đời Nữu Hỗ Lộc thị, thời trẻ, bà may mắn được gả cho bậc đế vương, giúp gia đình nở mày nở mặt. Dưới thời Ung Chính Đế hưng thịnh mà ngắn ngủi, bà cũng nhận lấy ân sủng, trở thành "vạn phụng chi vương".
Về sau, bà chính là Sùng Khánh Thái hậu mà mỗi tiếng nói, bước chân đều được cả triều đình nghiêng mình kính nể.
Không những trường thọ mà người phụ nữ này còn sống tốt qua 3 triều đại huy hoàng của nhà Thanh là Khang Hy - Ung Chính - Càn Long, quả thật là nhân vật nằm gai nếm mật nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Mối tình bí ẩn của mẫu thân Càn Long
Theo sử sách ghi lại, trước khi mẫu thân Càn Long trở thành thiếp của Ung Chính, bà đã từng ở trong hậu cung của Khang Hy. Và Khang Hy là vị vua có không ít những lùm xùm về tình ái vây quanh.
Khang Hy được đánh giá là người háo sắc và đa tình bậc nhất nhà Thanh, thậm chí còn háo sắc hơn cả Càn Long. Đặc biệt, kể cả khi về già Khang Hy vẫn vô cùng háo sắc và có nhu cầu tình dục rất cao.
Ở thời nhà Thanh trị vì, tất cả các cô gái phải được Hoàng đế tuyển chọn mới được đi lấy chồng. Thậm chí Hoàng đế còn lấy cả những người phụ nữ đã có chồng nếu như có nhu cầu.
Và Khang Hy vị vua sắc phong phi tử nhiều nhất nhà Thanh với con số lên đến 52, trong khi đó các vị vua khác đều không dưới 10 phi tử. Cũng chính vì vậy, người đời mới cho rằng, mối quan hệ giữa mẫu thân Càn Long và vua Khang Hy không hề đơn giản.
Thế nhưng, nhiều người lại cho rằng chuyện quan hệ giữa vua Khang Hy và mẫu thân Càn Long khó có thể xảy ra. Bởi lẽ khi làm thiếp của Ung Chính, bà cũng mới chỉ 13 tuổi.
Suy cho cùng, câu chuyện về mối tình bí ẩn của vua Khang Hy và mẫu thân Càn Long đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Thế nhưng, bà vẫn là người được vua Ung Chính hết mực thương yêu, một mực chung thủy và cũng vì bà mà phá bỏ mọi luật lệ.