3 chữ bí ẩn mà Phổ Nghi trước khi mất đã liên tục nhắc

Google News

Trong giây phút qua đời, con người có xu hướng nhớ đến những kí ức khó quên nhất trong cuộc đời.

Sau khi hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh – Ái Tân Giác La Phổ Nghi thoái vị và khiến nhà Thanh nói riêng và chế độ phong kiến hàng nghìn năm của Trung Quốc nói chung sụp đổ, vị hoàng đế này từ đó lưu vong khắp nơi, từ chính nước nhà đến những phương trời khác. Năm 1950, sau một loạt biến cố xảy ra, khi vừa từ nước ngoài trở về Trung Quốc, Phổ Nghi đã bị tòa án của chính phủ nước này tuyên án tù vì những tội danh đã phạm phải trong quá khứ.

Đến năm 1959, Phổ Nghi được trả tự do và được phân đến vườn thực vật làm việc. Phổ Nghi vốn có những hiểu biết sơ lược về đông y, lại yêu thích hoa cỏ; do đó, có thể nói công việc này khá phù hợp đối với ông. Trong quá trình làm việc, Phổ Nghi đã được một số người giới thiệu làm quen với một nữ y tá tên Lý Thục Hiền. Sau một thời gian tiếp xúc và tìm hiểu, 2 người đã dần dần có tình cảm với nhau. Vì vậy, họ đã quết định đi đến hôn nhân.

3 chu bi an ma Pho Nghi truoc khi mat da lien tuc nhac

Có lẽ đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời đầy phong ba bão táp của ông. Đến năm 1963, sức khỏe của Phổ Nghi yếu dần. Mỗi lần cơ thể lên cơn đau, ông phải uống thuốc đông y. Loại thuốc này được Phổ Nghi uống đều và cất giữ trong một chiếc hũ bằng sứ. Ngay cả bà Lý Thục Hiền, vợ ông, cũng không rõ phương thuốc mà ông cất giữ là gì.

Ba chữ "HÀ XA HOÀN" đầy bí ẩn

Về vấn đề sức khỏe của bản thân, khi có người hỏi đến, Phổ Nghi đều cười và nói rằng đây chỉ là bệnh cũ. Mỗi lần phát bệnh, bản thân ông chỉ cần gắng gượng chịu đựng là có thể vượt qua được cơn đau.

Nhưng không ngờ bệnh tình của Phổ Nghi ngày càng nghiêm trọng. Những cơn đau xuất hiện dày hơn vào đêm khuya khiến ông bị mất ngủ sau những lần đau đớn. Cho đến một đêm khuya vào năm 1967, ngực Phổ Nghi đột nhiên bị đau nhức dữ dội. Lý Thục Hiền lập tức đưa ông đi bệnh viện. Lúc này, ông liền hét to "Hà xa hoàn, hà xa hoàn".

Nghe Phổ Nghi hét lên như vậy, Lý Thục Hiền liền đoán, 3 chữ "Hà xa hoàn" mà chồng mình nhắc đến có khả năng là phương thuốc mà ông đã cất kín trong chiếc hũ bằng sứ đó. Ngay sau đó, bà đã đi đến chỗ đặt chiếc hũ sứ nhằm lấy phương thuốc có thể là "Hà xa hoàn", nhưng Phổ Nghi liền xua tay ra hiệu là không đúng.

3 chu bi an ma Pho Nghi truoc khi mat da lien tuc nhac-Hinh-2

Không lâu Sau đó, Phổ Nghi qua đời. Lý Thục hiền vô cùng đau lòng, nhưng ngay sau lễ truy điệu của Phổ Nghi, bà cũng quên luôn câu chuyện về "Hà xa hoàn".

Cho đến 1 năm sau, Lý Thục Hiền đột nhiên nhớ đến câu chuyện này và công khai ra bên ngoài nội dung cũng như những nghi hoặc của bản thân bà về câu chuyện. Thế nhưng, đến những y bác sĩ trong bệnh viện cũng không có ai biết đến cái tên "Hà xa hoàn".

Lăng mộ Phổ Ngi được đặt ở đâu?

Theo người vợ gắn bó với Phổ Nghi đến cuối đời – bà Lý Thục Hiền, ngày 19 tháng 10 năm 1967, di hài Phổ Nghi đã được hỏa thiêu và được gửi tại nhà hỏa táng Bát Bảo Sơn (Bắc Kinh, Trung Quốc).

Đến ngày 29 tháng 5 năm 1980, theo chỉ đạo cuả các cấp lãnh đạo Trung Quốc, tro cốt của Phổ Nghi lần nữa được chuyển đến căn phòng đầu tiên của nghĩa trang Bát Bảo Sơn. Cuối cùng, đến năm 1994, mộ phần của Phổ Nghi lại một lần nữa được di dời đi nơi khác.

Theo ghi chép của cuốn "Thanh thất hoàng lăng tham kì", năm 1994, một người đàn ông tên Trương Thế Nghĩa đã cho xây dựng Nghĩa trang hoàng gia Hoa Long tại Sùng Lăng (nơi chôn cất của hoàng đế thứ 11 nhà Thanh – vua Quang Tự, thuộc một huyện của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).

Để nghĩa trang vừa xây dựng nhanh chóng được nhiều người biết đến, ông Trương Thế Nghĩa đã ra sức thuyết phục bà Lý Thục Hiền – vợ Phổ Nghi đem tro cốt của vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh này chuyển đến nghĩa trang Hoa Long để xây dựng mộ phần mới.

Trước sự thuyết phục chân thành của ông, bà Lý Thục Hiền cuối cùng đã đồng ý. Sau đó, tro cốt của Phổ Nghi được chuyển đi đến nơi mới.

Ngày 26 tháng 1 năm 1995, lễ chuyển mộ phần Phổ Nghi lần cuối cùng chính thức được diễn ra. Vợ Phổ Nghi – bà Lý Thục Hiền, nhận nhiệm vụ đặt hộp tro cốt của ông xuống lỗ huyệt. Đây chính thức là nơi an nghỉ cuối cùng của Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Theo Mộc/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)