"BÁU VẬT" TỒN TẠI BẤT CHẤP THỜI GIAN CỦA PHỔ NGHI
Phổ Nghi là vị hoàng đế cuối cùng của Đại Thanh nói riêng và của cả triều đại phong kiến mấy nghìn năm lịch sử của Trung Quốc nói chung. Phổ Nghi lần đầu lên ngôi vào năm 3 tuổi, tới 6 tuổi thì buộc phải thoái vị khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn dưới danh nghĩa "Quốc trưởng Mãn Châu Quốc", 10 tuổi lại bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, Phổ Nghi lưu vong khắp nơi.
Trải qua vô số những phong ba bão táp trong cuộc đời, vào độ tuổi "xế chiều", ông đã được trở về thăm nơi từng là mái nhà của mình – Cố Cung.
Lần trở về nơi đây, thân phận Phổ Nghi đã khác. Ông cũng chỉ như bao du khách tham quan Cố Cung khác, phải mua vé vào cửa. Cố Cung cũng không còn là nhà của ông nữa, bởi hai từ "hoàng đế" giờ đây đối với ông đã là chuyện quá khứ rồi.
Ngay từ khi trở lại Cố Cung, Phổ Nghi vừa vui mừng lại vừa bồi hồi xúc động. Sau khi vào cửa, ông phóng tầm mắt nhìn xung quanh. Khung cảnh của Cố Cung hiện ra trước mắt ông vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm. Phổ Nghi cứ thế rảo bước đi, không cần đến sự giúp đỡ của hướng dẫn viên hay bản đồ Cố Cung.
Khi đi đến Thái Hòa Điện, Phổ Nghi đã bước đến khu vực mình đã từng ngồi trên đó - ngai vàng hoàng đế. Tại đây, ông đã khom lưng xuống như tìm một thứ gì đó. Những người đứng bên cạnh thì đã có ý ngăn cản ông vì sợ ông làm hỏng ngai vàng.
Sau một hồi tìm kiếm, cuối cùng, Phổ Nghi đã tìm ra thứ cần tìm. Ông lấy ra 1 chiếc lọ nhỏ từ dưới chân ngai vàng. Trong hộp là "báu vật" mà ông rất yêu quý: Một con dế.
Vậy tại sao một con dế lại được Phổ Nghi coi như "bảo bối" đáng quý? Bản thân ông từng là một hoàng đế, có kho báu quý hiếm nào ông chưa từng chiêm ngưỡng qua? Con dế trong chiếc lọ nhỏ đó có sức hấp dẫn gì với ông?
"Báu vật" GẮN LIỀN VỚI TUỔI THƠ
Năm xưa, trò đấu dế rất thịnh hành tại thời nhà Thanh. Là hoàng đế Đại Thanh, lẽ đương nhiên, Phổ Nghi cũng đã từng chơi qua trò chơi này.
Tuy trong con mắt của thế hệ những người trong xã hội hiện đại như chúng ta, trò chơi này chẳng có thú vị chút nào, nhưng khi ấy, trò đấu dế lại là một trò chơi được rất nhiều người yêu thích. Lý do có thể chỉ đơn giản là tại mỗi thời đại khác nhau, con người có những trò chơi giải trí khác nhau.
3 tuổi – độ tuổi vốn dĩ phải được thỏa thích chơi đùa, Phổ Nghi lại phải đăng cơ làm hoàng đế, phải gánh vác mà đối mặt với vô vàn những áp lực, gian khổ. Giai đoạn này thật sự là rất khó khăn đối với một đứa trẻ mới 3 tuổi như Phổ Nghi.
Khi đó, chỉ có chơi trò đấu dế mới giúp Phổ Nghi giải tỏa được áp lực, thư giãn tận hưởng những niềm vui và không phải đối mặt với những lời lẽ giáo huấn nghiêm khắc của văn võ bá quan.
Đặc biệt là giai đoạn sau khi Phổ Nghi trưởng thành, ông đã phải trải qua vô vàn những phong ba bão táp trong cuộc đời. Do đó, đối với ông, những kí ức nhỏ bé hồi thơ ấu càng trở lên trân quý hơn bao giờ hết. Con dế trong chiếc lọ nhỏ đó là "báu vật" của Phổ Nghi, ông đã giấu nó dưới chân ngai vàng như cách để khắc ghi lại những thời khắc đẹp đẽ của tuổi thơ trong chính sinh mệnh của mình.