Kinh ngạc hình ảnh siêu nét về sao Mộc

Google News

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng không gian Hubble thu được một hình ảnh chi tiết của sao Mộc vào ngày 27/ 6/2019, khi Mộc tinh đạt khoảng cách 400 triệu dặm (644 triệu km) từ Trái đất, mô phỏng Great Red Spot và những đám mây xoáy.

Màu sắc và những thay đổi của các đối tượng cung cấp manh mối quan trọng cho các quá trình đang diễn ra trong bầu khí quyển của sao Mộc. Các dải được tạo ra bởi sự khác biệt về độ dày và chiều cao của các đám mây băng amoniac. Các dải màu sặc sỡ, di chuyển theo hai hướng ngược nhau ở các vĩ độ khác nhau, là kết quả của các áp suất khí quyển khác nhau.

Bên cạnh đó, Great Red Spot là một cơn bão giống như lốc xoáy ở phía nam xích đạo của sao Mộc.

Kinh ngac hinh anh sieu net ve sao Moc
Nguồn ảnh: Phys. 

Nó có hình dạng như một chiếc bánh cưới, có khói mù lớp trên kéo dài hơn 3 dặm (5 km) cao hơn so với những đám mây trong các vùng khác. Màu đỏ của nó có khả năng là một sản phẩm của các hóa chất bị phá vỡ bởi tia UV mặt trời trong bầu khí quyển phía trên của hành tinh.

Được biết, Great Red Spot rộng 16.000 km.

Nó đã được theo dõi từ năm 1830 và có thể tồn tại hơn ba thế kỷ. Trong thời hiện đại, cơn bão đã thu nhỏ quy mô. Lý do cho sự thay đổi này vẫn chưa được biết.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong ảnh là màu sắc phong phú của những đám mây di chuyển về phía Great Red Spot, chúng đang lăn ngược chiều kim đồng hồ giữa các dải mây, nhà thiên văn học của Hubble cho biết.

Hai nhóm đám mây này, trên và dưới Great Red Spot đang di chuyển theo hai hướng ngược nhau.

Dải băng đỏ trên và bên phải (phía đông bắc) của Great Red Spot chứa các đám mây di chuyển về phía tây và xung quanh phía bắc của cơn bão khổng lồ.

Những đám mây trắng ở bên trái (phía tây nam) của cơn bão đang di chuyển về phía đông đến phía nam.

Tốc độ gió có thể đạt lên tới 400 dặm / giờ (644 km/h). 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)