"Tội" của sự nổi tiếng

Google News

Nhiều tài khoản đăng ảnh, video quay/chụp lén nghệ sĩ để câu view, follow và cho rằng đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ và chuyên gia không đồng tình.

“Đối với Britney Spears, Sandra Bullock, Công chúa Caroline của Monaco và rất nhiều ngôi sao khác, sự nổi tiếng thường phải trả giá bằng việc mất đi quyền cá nhân”, là nội dung trong bài viết của tạp chí UConn.

Tại Việt Nam, nhiều nghệ sĩ từng chia sẻ nỗi bức xúc hoặc mệt mỏi vì thường xuyên bị quay chụp lén đăng trên TikTok, Facebook, gần nhất là Phương Oanh. Đáng nói, khi các nghệ sĩ lên tiếng hy vọng công chúng cho họ không gian riêng, nhiều khán giả phản bác với lý lẽ người nổi tiếng phải chấp nhận việc bị soi mói, quay chụp lén.

Bởi thế, tờ DBK News có bài viết với tiêu đề: “Chúng ta đã quá quen với việc xâm phạm quyền riêng tư của người nổi tiếng”.

Tranh luận việc nghệ sĩ bị quay/chụp lén đăng lên mạng xã hội

Khi bức xúc vì bị chụp lén cảnh đi ăn với Hari Won, Trấn Thành cho rằng anh cũng cần sự riêng tư như bao người. Tuy nhiên, dưới bài viết của MC, hầu hết khán giả cho rằng việc bị chụp lén là điều hiển nhiên với giới nghệ sĩ và họ phải chấp nhận chuyện đó.

“Anh là người của công chúng, việc bị chú ý là rất bình thường. Người chụp lén chẳng quan tâm đến cảm xúc của anh đâu. Anh hãy tự giữ lấy hình tượng của bản thân đi”, một khán giả bày tỏ.

Người nổi tiếng được xem là người có ảnh hưởng lớn đến đời sống chung của công chúng và được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, được dư luận công nhận là nhân vật nổi bật. Họ luôn là đối tượng được công chúng quan tâm. Do đó, trong trường hợp của một người nổi tiếng, ranh giới giữa riêng tư và công cộng có thể mơ hồ.

Trấn Thành từng bức xúc lên tiếng việc bị chụp lén.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cũng vì thế, giờ đây, nhiều người mặc định việc người nổi tiếng bị chụp ảnh, quay video ngay cả khi họ không tham gia hoạt động nghề nghiệp, chẳng hạn đi ăn với bạn bè, hẹn hò hay đi siêu thị… là điều hiển nhiên. Họ thậm chí không coi đây là sự xâm phạm riêng tư mà là việc người nổi tiếng phải chấp nhận.

Một video ghi lại cảnh Jung Kook (BTS) uống rượu và ôm ấp cô gái lạ mặt từng lan truyền. Theo Edaily, đoạn video quay lén làm dấy lên tin đồn Jung Kook hẹn hò. Sau đó, cô gái phải lên tiếng đính chính chỉ là bạn thân của Jung Kook. Cùng thời điểm, Park Bo Young bày tỏ sự khó chịu khi ảnh chụp lén của cô với Kim Hee Won lan truyền khiến hai người vướng tin hẹn hò.

Sự việc của hai nghệ sĩ dấy lên cuộc tranh luận và trở thành vấn đề xã hội tại Hàn Quốc. Công chúng mâu thuẫn giữa việc quyền riêng tư của người nổi tiếng có cần bảo vệ hay không. Một số trả lời "có", còn số khác cho rằng không cần thiết.

Khi đó, một chuyên gia nói với tờ Edaily: "Vì ca sĩ, diễn viên là người của công chúng nên nhiều khán giả không quan tâm đến việc xâm phạm quyền riêng tư của họ. Có khán giả thậm chí cho rằng vì bạn nổi tiếng nên bắt buộc tiết lộ tất cả cuộc sống riêng tư”.

Đương nhiên, người nổi tiếng có nhiều quyền lợi từ sự yêu mến của công chúng. Tờ Toutiao cho biết người ở vị trí càng cao, hưởng mức thu nhập càng nhiều, đồng nghĩa họ càng phải đánh đổi và bỏ ra nhiều tâm sức hơn.

Nhưng giới nghệ sĩ và truyền thông quốc tế đã nhiều lần chỉ ra việc xâm phạm quyền riêng tư vẫn khó chấp nhận. Nhất là khi việc này giờ đây phổ biến đến mức mỗi khi quay, chụp người nổi tiếng, cư dân mạng cũng không còn bận tâm tới việc nghệ sĩ có chấp thuận hay không.

Bởi thế, tình trạng chụp, quay lén tràn lan trên mạng xã hội, đặc biệt TikTok. Trước khi Phương Oanh bức xúc chuyện bị quay lén khoảnh khắc đi ăn cùng Shark Bình, nhiều nghệ sĩ Việt và thế giới rơi vào tình huống tương tự. Tăng Thanh Hà bị chụp cảnh ngồi ăn, đi siêu thị... dù cô đã rời showbiz từ lâu.

Jungkook (BTS) từng bị chụp lén khi gặp gỡ bạn bè.

“Ai cũng xứng đáng có không gian riêng để sống cuộc đời mình”

Đó là nhận định của DBK News. Tờ này chỉ ra các tay săn ảnh và người hâm mộ có thể kiếm được 100.000 USD từ một bức ảnh của Taylor Swift - nhiều hơn số tiền mà hầu hết hộ gia đình kiếm được trong một năm. Taylor Swift và bất kỳ người nổi tiếng nào khác đều có quyền ngăn cản hành vi quay, chụp lén, thậm chí kiện họ. “Những người nổi tiếng không cần thỏa hiệp trong vấn đề quyền riêng tư”, DBK News nhấn mạnh.

Việc quay, chụp người nổi tiếng đôi khi xuất phát từ tâm lý tò mò, ngưỡng mộ và bất ngờ của khán giả - những người hiếm khi gặp được các ngôi sao ngoài đời thật. Nhưng với sự phát triển của các nền tảng hiện nay, nhiều người thực hiện với mục đích câu view, like, tăng tương tác hoặc thậm chí kiếm tiền.

“Người nổi tiếng chỉ là con người, bất kể công việc hay cuộc sống họ chọn có như thế nào. Như bất kỳ ai, họ xứng đáng có những giây phút riêng tư, không gian riêng để phạm sai lầm và sống cuộc đời của mình mà không bị cả thế giới soi mói”, DBK News viết.

Việc bị chụp lén kéo theo nhiều áp lực cho người nổi tiếng. Họ không được thoải mái ngay trong các mối quan hệ cá nhân và hoạt động đời thường nhất. Hơn hết, họ áp lực với việc lộ ra những hình ảnh xuề xòa, xấu xí không mong muốn.

Chia sẻ với Zing, người mẫu, diễn viên Vũ Ngọc Anh tâm sự cô hiểu tâm lý của khán giả mỗi khi gặp nghệ sĩ nổi tiếng.

Vũ Ngọc Anh thừa nhận từng áp lực mỗi khi ra ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Nghệ sĩ khó tránh được việc khi ra ngoài được mọi người nhìn theo, thậm chí chụp hình. Tuy nhiên, khi đang cảm thấy không thoải mái, nghệ sĩ có thể thấy hành động quay chụp là sự xâm phạm riêng tư. Hoặc cũng có thể khi đó, họ cảm thấy ngoại hình không được đẹp để xuất hiện trên hình ảnh của người khác. Do đó, nghệ sĩ luôn cố gắng bảo vệ hình ảnh khi ra ngoài hoặc nhờ quản lý, trợ lý xin mọi người xung quanh đừng chụp hình. Nếu họ vẫn cố tình chụp thì đó là hành vi không tốt”, Vũ Ngọc Anh nói.

Với việc khán giả mặc định chụp hình nghệ sĩ là chuyện bình thường ngay cả khi chưa xin phép, Vũ Ngọc Anh cho rằng khó trách quan điểm đó bởi nó trở thành kiểu hành vi tự nhiên thời nay. Tuy nhiên, nữ diễn viên thừa nhận cô nhiều lúc ngại ngùng, áp lực mỗi khi ra ngoài.

“Những lúc tôi đi phơi nắng rất hay bị chụp lén. Lúc đó tôi đang mặc bikini nên cũng cảm thấy không thoải mái. Thông thường tôi sẽ nhờ trợ lý ra nhắc nhở nhưng đôi khi họ chụp lén nên khó tránh. Trước đây, tôi cảm thấy rất áp lực. Nhưng giờ tôi cố gắng cẩn thận, chỉn chu hơn mỗi khi ra ngoài”, cô nói.

Chia sẻ trên Zing, Phương Oanh tâm sự việc bị quay chụp lén suốt nhiều tháng qua ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần của cô.

Do đó, theo tờ The Perspective, thời đại truyền thông xã hội và giám sát mạng đã đặt ra những câu hỏi quan trọng xung quanh quyền riêng tư. Trong đó, quan điểm cho rằng quyền riêng tư là cái giá tự nhiên của sự nổi tiếng là sai lầm, thậm chí phi logic. Tất cả con người cần sự riêng tư. Quyền riêng tư cho phép chúng ta phát triển thế giới nội tâm. Một người không thể phản ánh hoặc phát triển bản thân nếu không có sự tự do và thoát khỏi sự giám sát của người khác.

Zing News Giải trí giới thiệu Cuốn sách về mặt trái của mạng xã hội

Công nghệ là tiền đề và động lực chính thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, bản thân công nghệ cũng có những mặt trái không thể phủ nhận. Đó cũng là mảnh đất màu mỡ mà các tác giả có thể khai thác.

Qua cuốn The Twittering Machine, Richard Seymour đã phân tích kỹ lưỡng về những tác động tàn phá của “ngành công nghiệp mạng xã hội” đến đời sống cá nhân của con người. Tác giả chỉ ra cách các thông báo (notification) trên mạng xã hội đều hướng đến việc duy trì các chu kỳ tương tác dễ gây nghiện và trầm cảm.

 

 
Theo Lan Phương/Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)