Trẻ mắc tay chân miệng: Ăn gì mau khỏi bệnh?

Google News

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ mau bình phục hơn khi mắc bệnh tay chân miệng.

Gia tăng số trẻ mắc tay chân miệng
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây. Đến nay, cả nước ghi nhận 8.995 ca mắc và 3 bệnh nhi tử vong do tay chân miệng.
Tại TP HCM, số ca tay chân miệng bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22. Nếu tuần 19 chỉ có gần 100 trẻ mắc bệnh thì đến tuần 22 đã ghi nhận hơn 250 trẻ bị tay chân miệng.
Đáng lo ngại, số ca mắc bệnh có diễn tiến nặng xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý, vì những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Tre mac tay chan mieng: An gi mau khoi benh?
 Ảnh minh họa: CG.
Bệnh tay chân miệng nguy hiểm sao?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan, do virus thuộc chủng Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16.
Bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với tay chưa rửa sạch hoặc bề mặt có dấu vết của virus, hoặc tiếp xúc với nước bọt, phân, dịch tiết từ các vết phồng rộp, giọt bắn đường hô hấp sau khi ho hoặc hắt hơi.
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng nó thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các triệu chứng bắt đầu phát triển từ 3 - 6 ngày sau khi mắc bệnh, gọi là thời kỳ ủ bệnh. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, chán ăn, viêm họng, đau đầu, cáu gắt, khó chịu, chảy nước dãi, mụn nước đỏ và đau trong miệng, phát ban đỏ trên bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Sốt và đau họng thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Mụn nước và phát ban là triệu chứng đặc trưng xuất hiện muộn hơn, thường là 1 hoặc 2 ngày sau khi bắt đầu sốt.
Hầu hết trẻ em mắc bệnh tay chân miệng cũng sẽ bị lở loét trong miệng. Bố mẹ hãy kiểm tra lưỡi của trẻ, bao gồm cả hai bên và cổ họng.
Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh này bao gồm mất nước, bật móng tay hoặc móng chân, viêm màng não, viêm não, tê liệt, viêm cơ tim,...
Tre mac tay chan mieng: An gi mau khoi benh?-Hinh-2
Ảnh: HL.  
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng
Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh.
Theo Viện Dinh dưỡng, để nâng cao miễn dịch cho trẻ, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng như sau:
- Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng với 15-20 loại thực phẩm), không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.
- Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm, đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.
- Tăng cường ăn rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, cải bó xôi, xúp lơ xanh…) vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… trong bữa ăn của trẻ để giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.
- Khi đang bị bệnh không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
- Nên cho trẻ uống nước trái cây (từ 1-2 cốc/ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C giúp nâng cao miễn dịch.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Nguồn video: THĐT

P.V (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)