Express đưa tin, bác sĩ Brian Lun đến từ Kansas (Mỹ), khuyên mọi người nên ghi lại thời gian thức giấc để biết liệu bệnh gan có gây rối loạn giấc ngủ của bạn hay không.
"Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn thức giấc từ 1 đến 4 giờ sáng là do gan có vấn đề. Có thể bạn bị viêm gan hoặc mắc bệnh gan nhiễm mỡ", chuyên gia Brian Lun giải thích.
|
Thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi đêm có thể cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa: Getty. |
Được biết, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến khoảng 60 đến 80% bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính. Các biểu hiện thường gặp nhất là mất ngủ, giảm hiệu quả giấc ngủ, buồn ngủ ban ngày và chân không yên.
"Khi gan của bạn trở nên nặng nề bởi chất béo tích tụ, nó có thể không giúp giải độc cơ thể một cách hiệu quả nữa. Vì chất độc không thể được trung hòa và loại bỏ khỏi cơ thể một cách an toàn nên nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa sẽ tăng lên. Bệnh gan nhiễm mỡ hầu như luôn xảy ra đồng thời với tình trạng kháng insulin và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2", bác sĩ Lun nói tiếp.
Theo bác sĩ Lan, nhịp sinh học là "đồng hồ bên trong" của mỗi người và đảm bảo rằng tất cả các cơ quan và hệ thống sinh học bên trong hoạt động hài hòa với nhau.
"Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, gan hoạt động mạnh nhất làm sạch và giải độc cơ thể khi chúng ta ngủ. Vì vậy, nếu gan của bạn hoạt động chậm và trì trệ do tích tụ chất béo trong thời gian làm sạch gan (từ 1 đến 4 giờ sáng), cơ thể sẽ cố gắng phân bổ nhiều năng lượng hơn để giải độc và kích hoạt hệ thống thần kinh của bạn thức dậy", bác sĩ giải thích thêm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhịp sinh học của một người có thể thay đổi theo tuổi tác, khiến việc thức dậy sớm vào buổi sáng trở nên phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Theo Tổ chức Giấc ngủ, trong nhóm dân số này, xu hướng thức dậy ba đến bốn lần mỗi đêm ngày càng tăng.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ (Nguồn video: VTV)