Uống trà thường xuyên, dưỡng cơ thể nay “nuôi” ung thư?

Google News

Uống trà thường xuyên mà không đúng cách có khả năng gây hại cho sức khoẻ, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển rất cao.

Các chất dinh dưỡng chính trong trà là gì?
1. Polyphenol
Polyphenol là thuật ngữ chung chỉ các chất phenolic có trong nước chè/trà hay còn gọi là tanin trong trà, bao gồm 4 loại chất chính là catechin, flavonoid, anthocyanin và axit phenolic. Trong tổng lượng polyphenol của trà, catechin chiếm khoảng 70%, là thành phần quan trọng quyết định màu sắc, mùi thơm và vị của trà.
Uong tra thuong xuyen, duong co the nay “nuoi” ung thu?
Ảnh minh họa.  
2. Protein và Axit Amin
Có tới 28 loại axit amin được tìm thấy trong trà, hầu hết đều cần thiết cho cơ thể con người. Các axit amin có độ hòa tan trong nước cao làm cho nước trà có vị tươi mát, đặc biệt theanine là thành phần quan trọng tạo nên hương thơm và độ tươi của trà.
3. Ancaloit
Ancaloit chứa trong trà chủ yếu là caffein, theophylline, theobromine, adenine, v.v., trong đó caffein nhiều hơn. Caffein dễ tan trong nước và là chất quan trọng tạo nên hương vị của trà.
Caffein có nhiều tác dụng dược lý đối với cơ thể con người như kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ não, giúp con người phấn chấn, cải thiện tư duy, loại bỏ mệt mỏi, nâng cao hiệu quả công việc.
4. Vitamin
Trà rất giàu vitamin, hàm lượng của nó chiếm từ 0,6% đến 1% tổng chất khô. Vitamin được chia thành tan trong nước và tan trong chất béo.
5. Nguyên tố khoáng
Trà chứa hàng chục nguyên tố khoáng chất. Kali là chất có hàm lượng nhiều nhất, tế bào con người không thể thiếu kali, mùa hè đổ mồ hôi nhiều dễ dẫn đến thiếu hụt kali, uống trà là cách bổ sung kali lý tưởng.
Các nguyên tố khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp một số hormone trong cơ thể con người, chuyển hóa năng lượng, sinh sản, tăng trưởng, phát triển, tư duy và trí nhớ của não bộ, oxy hóa sinh học, kích hoạt enzyme và truyền thông tin có lợi cho sức khỏe.
Vậy uống trà thường xuyên là bảo toàn sức khỏe hay "nuôi" ung thư?
Trần Tông Mậu, học giả duy nhất của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc trong lĩnh vực trà, cho biết 98% diện tích trồng chè trên toàn thế giới yêu cầu sử dụng các chất hóa học bao gồm cả thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh.
Do diễn biến của bệnh gây ra mối đe dọa quá lớn đối với cây chè, nếu không kiểm soát triệt để, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì chè sẽ bị sâu cắn phá, thối hỏng, không thể cung cấp ra thị trường.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng trên lá trà sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng vẫn không thể tránh khỏi và sẽ có một lượng nhỏ dư lượng.
Thực tế, dư lượng thuốc trừ sâu là hiện tượng bình thường, không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn sẽ không nguy hiểm, có thể pha bình thường, uống cũng không cần lo lắng uống trà gây ung thư. Ngược lại, nếu như dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép, uống loại trà này rất hại.
Viện sĩ Trần Tông Mậu cũng chỉ ra rằng nấm mốc ở trà cũng rất nguy hiểm, sản sinh ra chất gây ung thư aflatoxin. Aflatoxin có độc tính cao và có thể gây tổn thương gan, thậm chí ung thư gan và tử vong.
Trà bị mốc cho dù được ủ ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt được aflatoxin chứa trong đó, bởi vì nó chịu được nhiệt độ rất cao, một khi phát hiện trà bị mốc, khuyên bạn không nên uống tiếp.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Lý Lập Minh, Trường Y tế Công cộng, Đại học Bắc Kinh, từng tiến hành nghiên cứu, chọn lọc dữ liệu từ hơn 450.000 người Trung Quốc, điều tra mức tiêu thụ trà hàng ngày của các đối tượng thông qua bảng câu hỏi và tiến hành theo dõi trong 10 năm.
Trong thời gian theo dõi, các đối tượng đã được quan sát và phân tích mối liên hệ giữa việc uống trà và sự xuất hiện ung thư, kết quả cuối cùng cho thấy nguy cơ ung thư tăng lên đáng kể ở những người uống nhiều trà hơn.
Trong số những người uống trà này, tỷ lệ người có thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu tương đối cao, sau khi điều chỉnh những thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu, mối quan hệ giữa uống trà và ung thư trong tương lai sẽ yếu đi đáng kể tuy nhiên vẫn còn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có liên quan đến việc uống trà nóng trong thời gian dài, tất nhiên, một số người đặc biệt thích uống trà đậm đặc, chứa nhiều caffein sẽ gây hại cho sức khỏe của chính họ nên nhất định phải chú ý đến cách uống trà.
Bác sĩ Ngô Húc - Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Đại học Y phía Nam cho biết, những người uống trà nóng trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Niêm mạc thành thực quản của chúng ta chỉ chịu được nhiệt độ thức ăn 50-60°C, nhiệt độ trà nóng lên tới 70-80°C.
Uống trà nóng trong thời gian dài sẽ gây tổn thương lặp đi lặp lại niêm mạc thực quản, hình thành chứng viêm mãn tính, tăng khả năng mắc bệnh ung thư, cần chú ý. 

Mời quý độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn video: THĐT. 

Kiều Dụ (Theo TT)

>> xem thêm

Bình luận(0)